Gà Đông Tảo ở Đồng Nai

Trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp này được thành lập tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) vào năm 2013.
* Tạo giống thuần chủng
Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại, chia sẻ: “Từ khi người em trai trong gia đình nuôi thử nghiệm thành công giống gà đất Bắc này ở vùng đất phương Nam, mấy chị em trong gia đình tôi cùng theo nghề nuôi gà Đông Tảo và các loài chim quý khác. Có người mở trang trại chăn nuôi ở tỉnh Bạc Liêu, bản thân tôi lại quyết định đầu tư trang trại tại Đồng Nai, là địa phương gần các thị trường tiêu thụ lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu... Hiện Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt do người em trai của tôi làm giám đốc, tổ chức khâu đầu ra cho sản phẩm”.
Ngoài giống gà Đông Tảo, trang trại cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều giống gà, chim quý, như: gà nước, gà lôi, chim trĩ, bìm bịp, uyên ương... Theo bà Loan: “Con giống được nhập về từ các viện nghiên cứu, chúng tôi tổ chức nuôi và chọn lọc ra những cặp giống bố mẹ khỏe mạnh. Khâu nhân giống được thực hiện theo phương pháp thụ tinh nhân tạo để đảm bảo tỷ lệ trứng nở con cao, đặc biệt giữ được sự thuần chủng của con giống”. Các trại nuôi gà, chim được bà Loan tổ chức theo quy trình chăn nuôi an toàn; được đầu tư đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý thành phân bón hữu cơ bán cho nông dân địa phương sử dụng trồng cây.
* Liên kết nông dân
Bà Loan vui vẻ cho biết, ngày đầu trang trại chỉ có vài khách hàng liên hệ đặt con giống thì nay đã nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Chỉ riêng gà Đông Tảo, trung bình mỗi tháng trang trại xuất khoảng 1 ngàn con giống nhưng cung vẫn không đủ cầu. Mỗi tuần, trang trại cũng đều có đơn hàng xuất gà Đông Tảo thương phẩm ra thị trường. Ngoài ra, chim trĩ giống và chim trĩ thịt cũng được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Theo đó, bà Loan đang đầu tư mở rộng quy mô trang trại cả trong sản xuất giống và chăn nuôi thịt thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn rất giàu tiềm năng này.
Bà Loan nhận xét: “Gà Đông Tảo và các giống gà, giống chim của trang trại đang nuôi đều là hàng đặc sản được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao. Chính vì vậy, chúng tôi đang liên kết với nông dân để nhân rộng mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao này. Cụ thể, trang trại cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích lúa bị bệnh khô vằn ở các tỉnh phía Bắc đang tăng lên đáng kể, tăng 38.000ha so với tuần trước. Nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ lây lan mạnh hơn trong những ngày tới, khi mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ.

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.