Gã chăn vịt trời và tham vọng thành triệu phú đô la

Nói về tham vọng đó, Cường bảo: Mỗi con vịt trời hiện tôi bán được 180.000 đồng và chỉ cần thu lãi mỗi con khoảng 1 “đô” (USD), thì với 1 triệu con, mỗi năm có phải sẽ bỏ túi được 1 triệu đô.
“Cái này không phải là khó, vì hiện tôi đã xin được đất, đã được tỉnh hỗ trợ, thị trường thì còn nhiều, không có lý gì lại không làm được”- Cường khẳng định.
Cưỡi xe tiền tỷ đi bán vịt
Trang trại vịt trời rộng hơn 30ha của Cường nằm lọt thỏm giữa một bên là làng tranh Đông Hồ nổi tiếng, một bên là khu công nghiệp Thuận Thành 3, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp nơi thôn dã.
Hiện trung bình mỗi lứa Cường thả khoảng 40.000 con vịt, với hệ số quay vòng 3 tháng/lứa, mỗi năm Cường bán được tới hơn 150.000 con vịt trời.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng tham quan lò ấp trứng vịt trời của anh Cường.
Hẹn gặp nhau đã lâu, chúng tôi mới có dịp về trang trại của Cường.
Chúng tôi đến đúng dịp Cường đang sửa sang lại “đại bản doanh” trang trại của mình.
Vừa đon đả mời khách uống nước, Cường vừa nói, mình phải sửa sang lại trang trại tý, đang lắp mấy cái điều hòa để làm nơi tiếp khách.
Giờ khách đến càng ngày, càng đông ông ạ, tôi đang thiết kế khu ăn uống, tiếp khách khoảng 150 người.
Thấy tôi đang mê mẩn ngắm con xe bán tải Ford Escape có giá cỡ hơn 1 tỷ đồng, đậu ngay trước cửa trang trại, Cường chỉ bảo: “Con xe vớ vẩn, tôi dùng để đi giao vịt ý mà”.
Theo lời của Cường thì mỗi con vịt trời được anh bán và giao tận nơi cho nhà hàng là 180.000 đồng/con, không cần cân.
Dù số lượng vịt trời rất lớn, nhưng Cường không bán cho thương lái trung gian , mà tự mình đi tìm mối để bán.
Ngày nào cũng như ngày nào, Cường thức dậy từ 3 giờ sáng để chở vài trăm con vịt trời của mình tự đem giao đến các nhà hàng khắp từ Bắc Ninh sang đến Hà Nội.
Cường bảo: “Chỉ khách hàng nào lấy với số lượng lớn, tôi mới giao được, còn nếu lấy lẻ thì chịu.
Nhưng cũng có nhiều khách hàng, họ sang tận nơi để bắt vịt về, giờ mình chưa có điều kiện thịt sẵn được nên thường bán vịt lông cho khách”.
Sẽ trở thành “triệu phú đô la”
Với tổng doanh thu khoảng 20 tỷ đồng từ trang trại, chủ yếu nhờ bán vịt trời, mỗi năm Cường cũng thu lãi được khoảng 2 tỷ đồng.
Song tham vọng chưa dừng lại ở đây, khi Cường có ý định tiếp tục mở rộng trang trại.
Nói với tôi Cường khoe, đã vừa thuê lại được 30ha đất là đầm sen của xã.
Tới đây, Cường sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi vịt trời.
“Chỉ mấy năm nữa thôi, tôi sẽ nuôi 1 triệu con vịt trời, mỗi con tôi chỉ cần lãi 1 USD thôi, chẳng phải mình sẽ còn 1 triệu đô rồi”- Cường nói.
Quan sát trang trại của Cường, cộng với những kế hoạch bước đi thực tế, chúng tôi nhận thấy tham vọng đó của Cường không hoàn toàn viển vông chút nào.
Cái bí nhất của Cường hiện nay không phải là tiền, cũng chẳng phải là đất mà là việc thuê lao động để làm.
“Bây giờ, tôi thuê mỗi lao động tới cả 8 triệu đồng/tháng rồi mà cũng khó, rất ít người chịu làm.
Đấy ông nhìn xem, cả trại rộng thế mà chỉ thuê được có 6-7 người, tới đây khi nuôi 1 triệu con tôi còn cần lao động nhiều hơn nữa”.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.

Hiện nay, huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích lúa Thu đông chưa thu hoạch nhiều nhất của tỉnh. Trong tổng số 15.807ha xuống giống của huyện trong vụ này thì chỉ mới thu hoạch được hơn 6.300ha, diện tích còn lại người dân cũng đang tất bật thu hoạch trong điều kiện khó khăn về nước lũ.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, thực hiện đột xuất ngay đầu vụ sản xuất, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang về kiểm nghiệm. Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu sẽ xuất từ kinh phí hoạt động của Sở Công thương.

Chui vào giữa ruộng niễng tốt quá đầu người, giọng anh Nguyễn Hữu Việt, xóm 8, xã Nghĩa An (Nam Trực) “lút” giữa ruộng niễng: “năm nay ít mưa nên niễng không hẳn được mùa. Tuy nhiên, giá niễng ổn định cũng bõ công nông dân suốt một năm vất vả, hai sương một nắng trên cánh đồng”, anh hồ hởi.

Sả là loại gia vị phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn. Vì vậy, những năm gần đây người dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã tập trung trồng cây sả theo quy mô lớn. Khi trồng sả, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất trong vườn nhà.