FPA Bình Định bàn giải pháp cho mùa hàng mới

Theo FPA Bình Định, mùa hàng 2015- 2016, đơn hàng của các hội viên FPA tỉnh giảm bình quân khoảng 30% - 35% giá trị và có xu hướng tiếp tục giảm. Thậm chí, một số hội viên đã xuống đơn hàng nhưng vẫn bị khách hàng cắt giảm đột ngột...
Theo đánh giá của FPA Bình Định, tình hình đơn hàng mùa 2015 - 2016 có sự giảm sút đáng lo ngại.
Để hạn chế các thiệt hại, duy trì đà tăng trưởng, FPA Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để ngành CBG-LS ổn định.
Đặc biệt đối với nhóm giải pháp về giá thành sản phẩm, FPA Bình Định đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, sử dụng con người hiệu quả và máy móc trang thiết bị tiên tiến; đồng thời phải sắp xếp, tối ưu hóa quy trình, năng lực sản xuất.
Tại Hội nghị, đại biểu của một số sở, ngành, đơn vị và các hội viên đã thẳng thắn phát biểu đóng góp nhiều ý kiến đối với FPA Bình Định, nhất là các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ Bình Định mùa hàng 2015-2016.
Theo báo cáo của lãnh đạo FPA Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) với giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành G-LS tỉnh đạt 191 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về giá trị XK, thị trường Châu Âu tăng 5,9%; châu Á tăng gần 96%; châu Mỹ tăng gần 71 %; châu Úc tăng 19,2%... Toàn tỉnh có 40 DN đạt KNXK trên 1 triệu USD, trong đó có 5 DN đạt trên 10 triệu USD...
Có thể bạn quan tâm

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).