FPA Bình Định bàn giải pháp cho mùa hàng mới

Theo FPA Bình Định, mùa hàng 2015- 2016, đơn hàng của các hội viên FPA tỉnh giảm bình quân khoảng 30% - 35% giá trị và có xu hướng tiếp tục giảm. Thậm chí, một số hội viên đã xuống đơn hàng nhưng vẫn bị khách hàng cắt giảm đột ngột...
Theo đánh giá của FPA Bình Định, tình hình đơn hàng mùa 2015 - 2016 có sự giảm sút đáng lo ngại.
Để hạn chế các thiệt hại, duy trì đà tăng trưởng, FPA Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để ngành CBG-LS ổn định.
Đặc biệt đối với nhóm giải pháp về giá thành sản phẩm, FPA Bình Định đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, sử dụng con người hiệu quả và máy móc trang thiết bị tiên tiến; đồng thời phải sắp xếp, tối ưu hóa quy trình, năng lực sản xuất.
Tại Hội nghị, đại biểu của một số sở, ngành, đơn vị và các hội viên đã thẳng thắn phát biểu đóng góp nhiều ý kiến đối với FPA Bình Định, nhất là các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ Bình Định mùa hàng 2015-2016.
Theo báo cáo của lãnh đạo FPA Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) với giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành G-LS tỉnh đạt 191 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về giá trị XK, thị trường Châu Âu tăng 5,9%; châu Á tăng gần 96%; châu Mỹ tăng gần 71 %; châu Úc tăng 19,2%... Toàn tỉnh có 40 DN đạt KNXK trên 1 triệu USD, trong đó có 5 DN đạt trên 10 triệu USD...
Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.