FPA Bình Định bàn giải pháp cho mùa hàng mới

Theo FPA Bình Định, mùa hàng 2015- 2016, đơn hàng của các hội viên FPA tỉnh giảm bình quân khoảng 30% - 35% giá trị và có xu hướng tiếp tục giảm. Thậm chí, một số hội viên đã xuống đơn hàng nhưng vẫn bị khách hàng cắt giảm đột ngột...
Theo đánh giá của FPA Bình Định, tình hình đơn hàng mùa 2015 - 2016 có sự giảm sút đáng lo ngại.
Để hạn chế các thiệt hại, duy trì đà tăng trưởng, FPA Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để ngành CBG-LS ổn định.
Đặc biệt đối với nhóm giải pháp về giá thành sản phẩm, FPA Bình Định đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, sử dụng con người hiệu quả và máy móc trang thiết bị tiên tiến; đồng thời phải sắp xếp, tối ưu hóa quy trình, năng lực sản xuất.
Tại Hội nghị, đại biểu của một số sở, ngành, đơn vị và các hội viên đã thẳng thắn phát biểu đóng góp nhiều ý kiến đối với FPA Bình Định, nhất là các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ Bình Định mùa hàng 2015-2016.
Theo báo cáo của lãnh đạo FPA Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) với giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành G-LS tỉnh đạt 191 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về giá trị XK, thị trường Châu Âu tăng 5,9%; châu Á tăng gần 96%; châu Mỹ tăng gần 71 %; châu Úc tăng 19,2%... Toàn tỉnh có 40 DN đạt KNXK trên 1 triệu USD, trong đó có 5 DN đạt trên 10 triệu USD...
Có thể bạn quan tâm

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.