FPA Bình Định bàn giải pháp cho mùa hàng mới

Theo FPA Bình Định, mùa hàng 2015- 2016, đơn hàng của các hội viên FPA tỉnh giảm bình quân khoảng 30% - 35% giá trị và có xu hướng tiếp tục giảm. Thậm chí, một số hội viên đã xuống đơn hàng nhưng vẫn bị khách hàng cắt giảm đột ngột...
Theo đánh giá của FPA Bình Định, tình hình đơn hàng mùa 2015 - 2016 có sự giảm sút đáng lo ngại.
Để hạn chế các thiệt hại, duy trì đà tăng trưởng, FPA Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để ngành CBG-LS ổn định.
Đặc biệt đối với nhóm giải pháp về giá thành sản phẩm, FPA Bình Định đề nghị mỗi hội viên cần nhận thức rõ về chi phí sản xuất; xây dựng giá thành cạnh tranh trên cơ sở áp dụng công cụ quản lý hiện đại, sử dụng con người hiệu quả và máy móc trang thiết bị tiên tiến; đồng thời phải sắp xếp, tối ưu hóa quy trình, năng lực sản xuất.
Tại Hội nghị, đại biểu của một số sở, ngành, đơn vị và các hội viên đã thẳng thắn phát biểu đóng góp nhiều ý kiến đối với FPA Bình Định, nhất là các giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ Bình Định mùa hàng 2015-2016.
Theo báo cáo của lãnh đạo FPA Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) với giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành G-LS tỉnh đạt 191 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Về giá trị XK, thị trường Châu Âu tăng 5,9%; châu Á tăng gần 96%; châu Mỹ tăng gần 71 %; châu Úc tăng 19,2%... Toàn tỉnh có 40 DN đạt KNXK trên 1 triệu USD, trong đó có 5 DN đạt trên 10 triệu USD...
Có thể bạn quan tâm

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.