Fiji Tổ Chức Hội Thảo Cá Ngừ Thái Binh Dương

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.
Hội thảo truyền thông kéo dài 02 ngày được tổ chức bởi các bên tham gia Hiệp định Nauru (PNA) và Nhóm Môi trường Pew.
Phiên họp hôm 18/08/2014 bao gồm một cuộc thảo luận bàn tròn về báo cáo ngành công nghiệp cá ngừ và chính sách với Tiến sĩ Anouk Ride của PNA với vai trò là người điều hành.
Các chuyên gia đã thảo luận về các loài cá ngừ và tình trạng trữ lượng hiện tại, chuỗi cung ứng cá ngừ, các thị trường trọng điểm và làm thế nào để đặt giá.
Ngoài ra còn bàn về tình trạng khan hiếm, các chương trình trong ngày của tàu, tiếp cận với các ngành thủy sản, các quốc gia khai thác thủy sản nước ngoài khác, định hướng tương lai của PNA trong việc gia tăng giá trị của cá ngừ trong các chủ đề khác.
Hoạt động của thị trường cá ngừ như thế nào, bao gồm cả nhu cầu về phát triển bền vững, hiệu quả của chính sách của các nước PNA, và làm thế nào thị trường ảnh hưởng một cách tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác cá ngừ, cũng được bàn đến.
Hội thảo kéo dài hai ngày đã kết thúc vào hôm thứ 3, ngày 19/08/2014, với nhiều bài thuyết trình và thảo luận về báo cáo liên quan đến mối liên hệ giữa chính sách cá ngừ và ngành công nghiệp cá ngừ và các thị trường, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin trên các mạng truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 2ha trồng cây đinh lăng, mỗi năm anh Đinh Văn Thuận (SN 1985, đội 5, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) “đút túi” gần 1 tỷ đồng

Mạnh dạn phá bỏ vườn cà phê để chuyển sang trồng cây dược liệu đương quy đã giúp gia đình chị Nguyễn Thu Huệ có thu nhập tiền tỉ.

Hằng ngày đều đặn cho thu hoạch từ 40 - 150kg tùy thời vụ. Bán trung bình với giá từ 150.000 - 200.000 đ/kg tại vườn. Nếu tính cả năm gia đình ông thu về cả tỷ

Nhờ trồng bưởi, không ít hộ dân nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững với thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhờ áp dụng phương pháp lót bạt để nuôi cá lóc, ông Ung Tấn Lịch (Quảng Nam) đã thu về gần 200 triệu đồng/năm.