Festival nông nghiệp mà mỏi mắt tìm hàng nông nghiệp

Chỉ có 5% số gian hàng cho nông dân
Chị Hòa là một trong số rất ít những nông dân trực tiếp sản xuất và đưa sản phẩm của mình đến dự festival đợt này.
Theo Ban tổ chức (BTC), festival có gần 600 gian hàng, nhưng chỉ có 30 gian là dành cho nông dân.
Một số khác đi ké trong gian hàng của Hội nông dân tỉnh.
Như vậy, tính trên số lượng, nông dân chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong một lễ hội được mang tên Festival nông nghiệp, gần như lọt thỏm trong vòng vây của rất nhiều gian hàng khác chẳng liên quan gì đến nông nghiệp.
Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 23-10 đến ngày 29-10.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Ban tổ chức (BTC), nhìn nhận số gian hàng của nông dân là quá ít ỏi.
Theo ông, cũng có một số nông dân dự festival theo kiểu đi chung dưới sự tư vấn, bảo trợ của hội nông dân tỉnh, hoặc gửi nhờ sản phẩm cho doanh nghiệp vì sợ tốn kém, nhưng như thế họ cũng mất đi cơ hội tiếp cận thị trường.
Phải chăng vì vậy đã tạo nên sự thiếu vắng nét đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, là nền tảng cần thiết của một festival chuyên đề?
Với khuôn viên rộng mở như ở công viên Gia Định, những gian hàng theo quy chuẩn 9m2 hàng loạt liệu có còn phù hợp, hay cần phải thay đổi? Việc bố trí theo hình thức hội chợ thương mại khiến không ít khách tham quan cho rằng Festival nông nghiệp sao nhìn thấy nhiều quá nhiều sản phẩm gỗ, quần áo...
Anh Sam Nguyễn, đại diện một doanh nghiệp tổ chức sự kiện truyền thông quốc tế, khẳng định festival là một cơ hội tốt để nông dân có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, tại một trung tâm tiêu thụ lớn nhất nước.
Ngược lại, cư dân thành phố có thể tìm ra được những sản phẩm, nguồn sản phẩm xanh, sạch, an toàn cho mâm cơm gia đình.
Ông Nguyễn Hữu Trí, chủ gian hàng cây giống ở Bến Tre, thì nêu ý kiến thành phố nên tổ chức lễ hội nông nghiệp thường xuyên để người nông dân có thể giới thiệu được nông phẩm một cách đa dạng và tập trung.
Nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam mùa nào thức nấy vốn đa dạng các loại cây trái quanh năm.
Lâu lâu mới tổ chức một festival có là quá ít so với nhu cầu.
“Người dân thành phố vốn thiếu niềm tin lẫn thông tin về sản phẩm sạch, an toàn.
Festival nông nghiệp nên diễn ra thường xuyên vì nó là yếu tố cấu thành sức mua đồng thời giúp ích cho người sản xuất nông nghiệp,” ông Trí nói.
“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện"
Thà “méo mó, có hơn không” là cách nói hóm hỉnh mà ông Thọ kết luận cho nỗ lực thực hiện chương trình của Trung ương Hội nông dân.
Ông cho biết, năm nào trong kết luận báo cáo tổng kết, Hội cũng đề nghị nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí xúc tiến thương mại để giúp nông dân.
“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện.
Thà làm mà chưa đạt, cố gắng hơn một tý còn hơn không làm.
Đó là quan điểm của BTC,” ông nói.
Được biết, vốn ban đầu bỏ ra thực hiện festival khoảng 4 tỉ đồng nhưng tiền tài trợ chỉ khoảng 250 triệu.
Lễ hội không bán vé, phí gian hàng không thể lấy cao, nên nếu BTC không đưa vào các gian hàng thương mại, thì kinh phí sẽ thiếu hụt.
Trong Festival nông nghiệp có cả quần áo và các vật phẩm phi nông nghiệp vì lẽ đó.
Trung ương Hội nông dân đã từng tổ chức bốn kỳ lễ hội trước đó nhưng Festival nông nghiệp TPHCM 2015 là lần đầu tiên.
Do eo hẹp trong kinh phí tổ chức mà festival chỉ mới đạt được một số yêu cầu cơ bản đặt ra chứ chưa thể hiện đúng tầm mức một lễ hội lớn.
“Tuy nhiều ý định chưa đạt được, nhưng con số 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm đã nói lên nhu cầu lớn của cư dân đô thị đối với sản phẩm nông nghiệp”, ông Thọ chia sẻ.
Từ con số này, anh Sam Nguyễn tin rằng: “Nếu tổ chức bài bản và thường xuyên hơn, vấn đề kinh phí sẽ được giải quyết bởi các doanh nghiệp tham gia vì lợi ích nhiều mặt họ sẽ thu về.
Thị trường là như vậy!”
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.