Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Festival nông nghiệp mà mỏi mắt tìm hàng nông nghiệp

Festival nông nghiệp mà mỏi mắt tìm hàng nông nghiệp
Ngày đăng: 30/10/2015

Chỉ có 5% số gian hàng cho nông dân

Chị Hòa là một trong số rất ít những nông dân trực tiếp sản xuất và đưa sản phẩm của mình đến dự festival đợt này.

Theo Ban tổ chức (BTC), festival có gần 600 gian hàng, nhưng chỉ có 30 gian là dành cho nông dân.

Một số khác đi ké trong gian hàng của Hội nông dân tỉnh.

Như vậy, tính trên số lượng, nông dân chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong một lễ hội được mang tên Festival nông nghiệp, gần như lọt thỏm trong vòng vây của rất nhiều gian hàng khác chẳng liên quan gì đến nông nghiệp.

Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 23-10 đến ngày 29-10.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Ban tổ chức (BTC), nhìn nhận số gian hàng của nông dân là quá ít ỏi.

Theo ông, cũng có một số nông dân dự festival theo kiểu đi chung dưới sự tư vấn, bảo trợ của hội nông dân tỉnh, hoặc gửi nhờ sản phẩm cho doanh nghiệp vì sợ tốn kém, nhưng như thế họ cũng mất đi cơ hội tiếp cận thị trường.

Phải chăng vì vậy đã tạo nên sự thiếu vắng nét đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, là nền tảng cần thiết của một festival chuyên đề?

Với khuôn viên rộng mở như ở công viên Gia Định, những gian hàng theo quy chuẩn 9m2 hàng loạt liệu có còn phù hợp, hay cần phải thay đổi? Việc bố trí theo hình thức hội chợ thương mại khiến không ít khách tham quan cho rằng Festival nông nghiệp sao nhìn thấy nhiều quá nhiều sản phẩm gỗ, quần áo...

Anh Sam Nguyễn, đại diện một doanh nghiệp tổ chức sự kiện truyền thông quốc tế, khẳng định festival là một cơ hội tốt để nông dân có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, tại một trung tâm tiêu thụ lớn nhất nước.

Ngược lại, cư dân thành phố có thể tìm ra được những sản phẩm, nguồn sản phẩm xanh, sạch, an toàn cho mâm cơm gia đình. 

Ông Nguyễn Hữu Trí, chủ gian hàng cây giống ở Bến Tre, thì nêu ý kiến thành phố nên tổ chức lễ hội nông nghiệp thường xuyên để người nông dân có thể giới thiệu được nông phẩm một cách đa dạng và tập trung.

Nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam mùa nào thức nấy vốn đa dạng các loại cây trái quanh năm.

Lâu lâu mới tổ chức một festival có là quá ít so với nhu cầu. 

“Người dân thành phố vốn thiếu niềm tin lẫn thông tin về sản phẩm sạch, an toàn.

Festival nông nghiệp nên diễn ra thường xuyên vì nó là yếu tố cấu thành sức mua đồng thời giúp ích cho người sản xuất nông nghiệp,” ông Trí nói.

“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện"

Thà “méo mó, có hơn không” là cách nói hóm hỉnh mà ông Thọ kết luận cho nỗ lực thực hiện chương trình của Trung ương Hội nông dân.

Ông cho biết, năm nào trong kết luận báo cáo tổng kết, Hội cũng đề nghị nhà nước cần hỗ trợ thêm kinh phí xúc tiến thương mại để giúp nông dân.

“Biết là chưa tốt nhưng vẫn cố gắng thực hiện.

Thà làm mà chưa đạt, cố gắng hơn một tý còn hơn không làm.

Đó là quan điểm của BTC,” ông nói. 

Được biết, vốn ban đầu bỏ ra thực hiện festival khoảng 4 tỉ đồng nhưng tiền tài trợ chỉ khoảng 250 triệu.

Lễ hội không bán vé, phí gian hàng không thể lấy cao, nên nếu BTC không đưa vào các gian hàng thương mại, thì kinh phí sẽ thiếu hụt.

Trong Festival nông nghiệp có cả quần áo và các vật phẩm phi nông nghiệp vì lẽ đó.

Trung ương Hội nông dân đã từng tổ chức bốn kỳ lễ hội trước đó nhưng Festival nông nghiệp TPHCM 2015 là lần đầu tiên.

Do eo hẹp trong kinh phí tổ chức mà festival chỉ mới đạt được một số yêu cầu cơ bản đặt ra chứ chưa thể hiện đúng tầm mức một lễ hội lớn.

“Tuy nhiều ý định chưa đạt được, nhưng con số 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm đã nói lên nhu cầu lớn của cư dân đô thị đối với sản phẩm nông nghiệp”, ông Thọ chia sẻ.

Từ con số này, anh Sam Nguyễn tin rằng: “Nếu tổ chức bài bản và thường xuyên hơn, vấn đề kinh phí sẽ được giải quyết bởi các doanh nghiệp tham gia vì lợi ích nhiều mặt họ sẽ thu về.

Thị trường là như vậy!”


Có thể bạn quan tâm

Cần Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Tái Đàn Sau Lũ Cần Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Tái Đàn Sau Lũ

Nguồn vốn, nguồn thức ăn thô thiếu trầm trọng, cộng với môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát... khiến cho công tác tái đàn chăn nuôi của người dân vùng lũ Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) gặp nhiều khó khăn. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể...

24/10/2013
Công Ty Cổ Phần Đường Bình Định (Bisuco): Thu Mua Mía Với Giá 850 Ngàn Đồng/tấn Công Ty Cổ Phần Đường Bình Định (Bisuco): Thu Mua Mía Với Giá 850 Ngàn Đồng/tấn

Ngày 22.10, Công ty BISUCO đã tổ chức lễ xuống mía vụ ép năm 2013-2014. Vụ ép này, Công ty phấn đấu thu mua từ 450 - 500 ngàn tấn mía tại các vùng nguyên liệu mía do BISUCO đầu tư, trong đó thu mua mía nguyên liệu trong tỉnh từ 100 - 120 ngàn tấn; sản xuất và chế biến 45.000 - 50.000 tấn đường.

24/10/2013
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên: Sẽ Có 10 Hoạt Động Chính Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên: Sẽ Có 10 Hoạt Động Chính

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định ban hành Chương trình tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”.

25/10/2013
Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.

25/10/2013
Nuôi Cá Sặc Rằn Phá Thế Độc Canh Cây Lúa Nuôi Cá Sặc Rằn Phá Thế Độc Canh Cây Lúa

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

26/10/2013