Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

FDA Vi Phạm Nguyên Tắc Khi Cho Phép Cá Minh Thái Nga Được Bán Như Cá Minh Thái Alaska

FDA Vi Phạm Nguyên Tắc Khi Cho Phép Cá Minh Thái Nga Được Bán Như Cá Minh Thái Alaska
Ngày đăng: 27/09/2014

Quyết định gần đây của Nga về việc cấm NK thủy sản của Mỹ đã khiến một số người Mỹ thắc mắc tại sao Hoa Kỳ không nên thực hiện một lệnh cấm NK thủy sản của Nga để trả đũa. Quyết định này rõ ràng là sẽ diễn ra trong một bối cảnh rộng lớn hơn, và có thể phải trình lên Tổng thống và Quốc hội.

Nhưng có một danh mục thương mại không rõ ràng, và đòi hỏi FDA tái kiểm tra của  thực tế dán nhãn đối với các sản phẩm cá minh thái alaska.

Hiện nay cá minh thái thuộc loài Theragra chalcogramma, được tìm thấy cả ở Alaska và Nga, có tên theo quy định pháp lý của FDA là “'Alaska Pollock” hay “Pollock”.

Vì vậy người tiêu dùng muốn mua hải sản Mỹ đang bối rối khi họ nhìn thấy một nhãn hiệu 'Alaska Pollock và sản phẩm của Nga.

Người tiêu dùng thủy sản thường có phản ứng mạnh mẽ đối với thông tin về nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm, bằng chứng là nhiều vụ án hình sự đã được FDA đưa ra nhằm chống lại việc các công ty làm sai lệch nguồn gốc sản phẩm của họ. Vì vậy, một công ty kinh doanh sản phẩm cá hồi của Nga tại Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.

Trường hợp tương tự đã được đưa ra bởi FDA về việc dán nhãn giả tôm từ các nước Châu Á thay vì đến từ Ecuador ở Trung Mỹ.

Kể từ khi quy định về việc dán nhãn xuất xứ của các sản phẩm thủy sản đã có hiệu lực, FDA thực thi các hành động một cách ràng do điều này có thể gây hậu quả thực sự về kinh tế vì làm sai lệch nước xuất xứ, và nó ảnh hưởng đến mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho các mặt hàng thủy sản.

Theo hướng dẫn ghi nhãn, FDA công nhận các vấn đề về việc dán sai nhãn, và cho rằng "Một cái tên sai hoặc gây hiểu lầm không phải là một cái tên thị trường có thể chấp nhận", theo nguyên tắc 2 trong hướng dẫn của FDA.

FDA là cơ quan cuối cùng về ghi nhãn thủy sản ở Mỹ, và chỉ định tên duy nhất trên thị trường có tính pháp lý cho hơn 1800 loài.

Danh sách thủy sản của họ cho thấy cả hai "tên chung và tên thị trường có thể chấp nhận cho tất cả các loài về phương diện thương mại được thu hoạch và bán ra, bao gồm tất cả các loài được NK vào Mỹ.

Trong số các tên gọi thông thường có hàng trăm tên về chỉ dẫn địa lý, chẳng hạn như “Cá bơn Mexico”, “Điệp Peru”, “Tôm hùm Mỹ”, và trong đa số trường hợp, FDA cho biết việc chỉ dẫn địa lý có thể không được sử dụng, và cá phải được bán với tên cá bơn, điệp, hay tôm hùm.

Trong số này hơn 1800 loài, chỉ có 8 loài mà FDA đã cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp, và trong số 8 loài này, 5 loài được đề nghị đó không phải là chỉ dẫn địa lý, nhưng việc chỉ dẫn địa lý được cho phép.

Hơn 1.792 loài khác không có mô tả về địa lý trong tên thị trường có thể chấp nhận.

Trong việc giải quyết các vấn đề về mặt thuật ngữ, FDA đang theo đuổi một chính sách sử dụng tên thông thường, trừ khi sử dụng tên gọi chung sẽ vi phạm Nguyên tắc 2 - tức là cái tên đó sai hoặc gây hiểu nhầm.

Trong tình hình hiện nay có sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về loài cá được gọi là cá minh thái Alaska.

Do công việc marketing của ASMI và sự công nhận của Alaska là dẫn đầu thế giới về phát triển thủy sản bền vững, nhiều người tiêu dùng xác định Alaska như một sản phẩm chất lượng cao, và ASMI khảo sát của các thực đơn của nhà hàng đã chỉ ra rằng sử dụng "Alaska" như một mô tả có lợi ích tích cực rất lớn.

Tuy nhiên để sản phẩm phù hợp với luật dán nhãn và quy định về nước xuất xứ, khái niệm “cá minh thái Alaska”, hay “sản phẩm của Nga” rất gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

FDA cho phép thêm mô tả địa lý trên bao bì vì nó cho biết sự thật về nguồn gốc của sản phẩm và truyền đạt thông tin nhiều hơn cho khách hàng, ví dụ như tôm hùm từ Maine có thể được dán nhãn trên bao gói và cá minh thái từ Alaska có thể được dán nhãn trên bao bì.

Bằng cách đưa này, FDA sẽ làm giảm sự nhầm lẫn của người tiêu dùng và thực hiện đúng với nguyên tắc của riêng mình thuật ngữ.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

27/11/2014
Bến Tre Triển Khai Trồng Mới 450ha Ca Cao Xen Trong Vườn Dừa Bến Tre Triển Khai Trồng Mới 450ha Ca Cao Xen Trong Vườn Dừa

Theo ông Phan Văn Khổng - Trưởng Ban điều hành Dự án ca cao, năm 2014 sẽ thực hiện theo phương thức “phối hợp với các cấp Hội Cựu chiến binh phát triển 450ha ca cao trồng xen trong vườn dừa cho những nông hộ có điều kiện, có quyết tâm, có đăng ký tự đầu tư trồng mới với UBND xã.

24/06/2014
Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.

27/11/2014
Măng Cụt Trúng Mùa Nhưng… Rớt Giá Măng Cụt Trúng Mùa Nhưng… Rớt Giá

Trái măng cụt ở Chợ Lách có vị ngọt, ngon, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Hòa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành và Phú Sơn. Trái măng cụt vùng này từng giúp nhiều nông dân đoạt giải cao trong các cuộc thi trái ngon ở Suối Tiên, Ngày hội Cây trái ngon - an toàn của tỉnh. Măng cụt còn được xem là loại trái ngon độc quyền của vùng Chợ Lách.

24/06/2014
Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

27/11/2014