EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga

Chủ tịch Copa-Cogeca (Liên minh nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của 28 triệu nông dân châu Âu), ông Albert Jan Maat cho biết các nhà sản xuất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Cơ quan báo chí của nghiệp đoàn trên dẫn lời ông Maat nói: "Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản - tương đương 5,5 tỷ euro."
Ông hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn các biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp, song cho rằng các biện pháp này chưa đủ để bù đắp cho thiệt hại (tài chính) nghiêm trọng của các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.
Tháng 8/2014, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, trong đó có các nước thành viên EU. Lệnh cấm được áp dụng với các mặt hàng thịt, xúc xích, cá, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa. Ngày 25/6, Liên bang Nga tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thực phẩm thêm một năm (đến ngày 5/8/2016) để đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.