EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga

Chủ tịch Copa-Cogeca (Liên minh nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của 28 triệu nông dân châu Âu), ông Albert Jan Maat cho biết các nhà sản xuất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Cơ quan báo chí của nghiệp đoàn trên dẫn lời ông Maat nói: "Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản - tương đương 5,5 tỷ euro."
Ông hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn các biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp, song cho rằng các biện pháp này chưa đủ để bù đắp cho thiệt hại (tài chính) nghiêm trọng của các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.
Tháng 8/2014, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, trong đó có các nước thành viên EU. Lệnh cấm được áp dụng với các mặt hàng thịt, xúc xích, cá, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa. Ngày 25/6, Liên bang Nga tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thực phẩm thêm một năm (đến ngày 5/8/2016) để đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.