EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga

Chủ tịch Copa-Cogeca (Liên minh nghiệp đoàn đại diện cho lợi ích của 28 triệu nông dân châu Âu), ông Albert Jan Maat cho biết các nhà sản xuất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Cơ quan báo chí của nghiệp đoàn trên dẫn lời ông Maat nói: "Việc Nga cấm vận thương mại khiến nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu nông sản - tương đương 5,5 tỷ euro."
Ông hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn các biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp, song cho rằng các biện pháp này chưa đủ để bù đắp cho thiệt hại (tài chính) nghiêm trọng của các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.
Tháng 8/2014, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, trong đó có các nước thành viên EU. Lệnh cấm được áp dụng với các mặt hàng thịt, xúc xích, cá, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa. Ngày 25/6, Liên bang Nga tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thực phẩm thêm một năm (đến ngày 5/8/2016) để đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU.
Có thể bạn quan tâm

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành có thể tái tổ hợp gene để tạo các chủng virus mới có nguy cơ lây lan sang người và bùng phát thành dịch.
"Tôi chuyển sang nuôi gà Đông Tảo, ngoài việc chênh lệnh về thu nhập, còn bởi tôi là thằng đàn ông luôn... đam mê "của lạ" - ông Long tâm sự.

Trong thời gian qua, việc xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh thực hiện đạt được những kết quả nhất định, góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện nhiều loài chim, như: yến, trĩ, vịt trời, le le... đã trở thành vật nuôi mang lại lợi nhuận cao. Sản phẩm từ những vật nuôi có nguồn gốc hoang dã này đều là đặc sản được thị trường ưa chuộng.
Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.