EU Tạo Cơ Hội Cho Các Doanh Nghiệp Thủy Sản

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.
Đó là nhận định của ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản(VASEP) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Những nội dung doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý” ngày 15/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủy sản là 1 trong 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào EU, đạt hơn 1,1 tỷ USD ( từ năm 2008-2012 luôn đạt trên 1 tỷ USD). Có được kết quả trên là do trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của những nước nhập khẩu.
Hiện nay có 567 nhà máy chế biến thủy sản (quy mô công nghiệp) đang đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP, GMP, SSOP), trên 400 nhà máy đông lạnh, công suất 7,500 tấn/ ngày, 415 nhà máy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU (so với năm 1999 chỉ là 17). Bên cạnh đó các sản phẩm xuất sang EU ngày càng đa dạng, hợp với nhu cầu thị trường.
Đặc biệt đối với mặt hàng cá tra hiện Việt Nam có 103 trại nuôi cá tra, với khoảng 2.805 ha, đã được chứng nhận bởi các chứng nhận bền vững khác nhau (chiếm 40% tổng diện tích nuôi cá tra).
Cùng với đó, chúng ta có 50 nhà máy cá tra được chứng nhận GlobalG.A.P, chiếm 50% số nhà máy cá tra, 8 công ty được chứng nhận BAP cho cả nhà máy và trại nuôi và 14 công ty được đánh giá và chứng nhận ASC…
Đây là những tiền đề cơ bản nhằm đáp ứng ngày càng cao về những tiêu chuẩn kỷ thuật đối với hàng hóa thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra khi vào thị trường EU.
Hiện nay thuế bình quân gia quyền của EU áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam là 7%, nhưng riêng hàng thủy sản là 10,8% do đó khi FTA được thực thi, việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.
Thành công bước đầu của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay trong xuất khẩu sang EU là do có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả Chính phủ và doanh nghiệp, có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khuôn khổ pháp lý trong tiếp cận thị trường cũng như doanh nghiệp đầu tư nâng cấp mạnh mẽ trong chế biến thủy sản và tạo nguồn nguyên liệu sạch theo yêu cầu của EU.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Quyết định số 61 ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác của nghề lưới kéo (giã cào) trên vùng biển Bình Thuận.

Chín tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Mỹ đạt 416.311 tấn, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 18% về giá trị.

Hội thi – Triển lãm bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2015 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra trong 03 ngày từ ngày 04 đến 06/12/2015 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Theo Trạm Thú y huyện Bình Tân (Vĩnh Long), tính đến ngày 16/10/2015, đã có 9 hộ chăn nuôi tại ấp Mỹ Thạnh A, Kinh Mới của xã Mỹ Thuận có gia cầm bị tiêu hủy do cúm A/H5N1, với tổng số 5.320 con. Trong đó, có 4.988 con vịt lớn, 326 con vịt nhỏ và 6 con gà nhỏ.

Hàng trăm hộ dân ở hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B vừa có đơn gửi Báo SGGP, phản ánh nỗi khốn khổ do trên địa bàn hai xã này đang có gần 50 trại nuôi heo lớn nhỏ, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước và không khí, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cư dân.