EU Ra Tối Hậu Thư Cho Rau Quả Việt Nam

Tổng Vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng Châu Âu (DG SANCO) vừa ra thông báo nếu phát hiện 05 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, EU sẽ cấm nhập khẩu rau quả từ Việt Nam.
Cụ thể, trong thời gian 01 năm kể từ ngày 01/02/2014 đến ngày 01/02/2015 nếu phía DG SANCO phát hiện 05 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).
Đồng thời, từ đầu năm 2014, DG SANCO cũng nhận được thông báo từ một nước thành viên EU về phát hiện vi khuẩn gây hại trong gỗ dùng làm bao bì đóng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Theo Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ cần được sấy ở nhiệt độ cao nhằm diệt vi khuẩn gây hại và đóng tem kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Qua theo dõi, đến nay, DG SANCO nhận thấy bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ từ Việt Nam chưa được đóng tem kiểm định theo quy định này của IPPC.
Theo quy định của EC, nếu phát hiện vi khuẩn gây hại trên 05 mẫu hàng nhập khẩu liên tiếp từ một nước vào EU trong thời gian 01 năm thì EC sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này vào EU.
Nếu sự việc này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả, hàng hóa của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín của nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Vụ Thị Trường Châu Âu yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu rau, quả và bao bì đóng hàng xuất khẩu bằng gỗ cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của EU.
Trước đó, EU đã quyết định ngừng nhập một số loại sò điệp, sò lông của Việt Nam từ ngày 20/9/2014. Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này như: hồ sơ, chương trình quản lý chất lượng không đủ tin cậy; sò điệp, sò lông từ vùng nhiễm độc tố vẫn được tách cồi, chế biến và xuất khẩu vào EU; các cồi trần/trụng của sò điệp/sò lông chưa được xử lý nhiệt vẫn được xuất khẩu vào EU...
Để được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu là vô cùng khó bởi đây là một thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực hết mình để đáp ứng mọi yêu cầu của EU nếu chỉ vì một vài doanh nghiệp làm không đủ chuẩn khiến EU cấm nhập khẩu toàn ngành thì thật đáng tiếc! Các doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào thị trường EU cần phải chú trọng hơn nữa chất lượng sản phẩm khi xuât khẩu vào thị trường khó tính này!
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, Ecuador xác nhận Nghị viện Châu Âu đã thông qua kéo dài cơ chế ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm XK của Ecuador sang EU thêm 2 năm nữa. Hiệp hội các nhà XK Ecuador hoan nghênh gia hạn ưu đãi thuế quan của EU và cho biết nhờ đó có thể chấm dứt thiệt hại khoảng 70 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.

Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.