Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

EU, Hàn Quốc Cảnh Báo Cá Tra

EU, Hàn Quốc Cảnh Báo Cá Tra
Ngày đăng: 21/11/2014

NAFIQAD vừa thông báo tới các DN chế biến, XK cá tra về những cảnh báo của một số thị trường quan trọng đối với tình trạng có kháng sinh cấm trong cá tra NK từ Việt Nam.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), trong tháng 10 vừa qua, thông qua hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng - Ủy ban Châu Âu, NAFIQAD đã nhận được thông tin về 11 lô hàng cá tra Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền EU phát hiện có dư lượng kháng sinh cấm sử dụng Nitrofurazone (dẫn xuất của Nitrofuran).

Trong đó, phân xưởng 1 của Cty CP Thủy sản Bình An là cơ sở có nhiều nhất các lô hàng cá tra đông lạnh bị phát hiện có Nitrofurazone (3 lô bị phát hiện ở Tây Ban Nha, 1 lô ở Hà Lan và 1 lô ở Ý). Cty CP Thủy sản Mekong có 3 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện Nitrofurazone (2 lô ở Slovakia và 1 lô ở Ý). Phân xưởng 2 – Cty CP Hùng Vương có 1 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện Nitrofurazone ở Đức và Phân xưởng An Phát – Cty CP Gò Đàng có 1 lô cá tra đông lạnh bị phát hiện ở Tây Ban Nha.

Nitrofuran cũng là loại kháng sinh bị cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc phát hiện trong cá tra NK từ Việt Nam trong thời gian gần đây. Do đó, vào ngày 6/11 vừa qua, NAFIQAD đã nhận được thông báo của Cơ quan quản lý chất lượng thủy sản Hàn Quốc (NFQS) chuyển tiếp thông báo của Bộ Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc cho biết, bắt đầu từ ngày 5/11/2014 đến 31/12/2014 (tính theo ngày lô hàng NK), Hàn Quốc sẽ áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường các chỉ tiêu trong nhóm Nitrofuran và các dẫn xuất của Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM, Nitrovin) đối với các lô hàng cá tra NK từ Việt Nam.

Theo đó, tất cả các sản phẩm đông lạnh từ cá tra Việt Nam NK vào Hàn Quốc đều bị kiểm tra. Tần suất kiểm tra là 3% đối với tổng số lô hàng của từng nhà NK. Mức giới hạn là không phát hiện Nitrofuran và các dẫn xuất trong các lô hàng cá tra NK

Hiện nay, EU vẫn đang là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. 9 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang EU đạt 261 triệu USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch XK cá tra.

Trong đó, Tây Ban Nha đang là nước EU NK nhiều nhất cá tra Việt Nam, thì lại cũng là nước phát hiện nhiều nhất các lô hàng cá tra có kháng sinh cấm Nitrofuzan (4 lô). XK cá tra sang Hàn Quốc tuy giá trị còn khiêm tốn, nhưng lại thường xuyên tăng trưởng trong những năm qua. Chính vì vậy, sự cảnh báo về dư lượng kháng sinh cấm trong cá tra từ Việt Nam NK vào những thị trường này, sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ cho XK cá tra Việt Nam trong những tháng tới.

Mặt khác, việc các thị trường EU, Hàn Quốc đồng loạt cảnh báo tình trạng mất ATTP trong cá tra NK từ Việt Nam do phát hiện kháng sinh cấm sử dụng, cho thấy tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng đang ở mức đáng lo ngại. Bên cạnh đó, hệ thống tự kiểm soát của nhiều DN chưa thực sự hiệu quả.

Trước tình trạng nói trên, NAFIQAD đã yêu cầu các cơ sở chế biến, XK cá tra phải giám sát, kiểm tra các hộ nuôi, đại lý cá tra nguyên liệu tuân thủ việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi cá tra theo đúng quy định của Bộ NN-PTNT và các quy định của thị trường NK. Đặc biệt không được sử dụng kháng sinh cấm sử dụng trong quá trình nuôi và trị bệnh.

Rà soát, điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch HACCP việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ mối nguy hóa chất, kháng sinh trong sản xuất sản phẩm cá tra XK, đặc biệt là kháng sinh Nitrofuran và Chloramphenicol. Chủ động lấy mẫu nguyên liệu hoặc thành phẩm gửi các phòng kiểm nghiệm được Bộ NN-PTNT chỉ định để phân tích chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bằng phương pháp đủ độ tin cậy, nhằm thẩm tra cam kết của người nuôi về việc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/eu-han-quoc-canh-bao-ca-tra-post134900.html


Có thể bạn quan tâm

Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

11/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà” Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà”

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

11/11/2013
Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

11/11/2013
Vui Buồn Cây Sắn Vui Buồn Cây Sắn

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

11/11/2013
Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm” Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm”

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

11/11/2013