Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu
Ngày đăng: 11/06/2012

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Từ lâu, nuôi cá sấu trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình của trên 1.000 hộ dân. Vào thời điểm những năm 90, đàn cá sấu của Cà Mau lên tới hơn 30.000 con, về sau số lượng mỗi năm mỗi giảm vì thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Dù vậy, hiện nay vẩn còn một bộ phận nông dân vẫn duy trì nuôi cá sấu, kết hợp với nuôi nhiều loại con khác. Hộ nuôi nhiều nhất 300 con, hộ nuôi ít nhất 20 con.

Cá sấu là loài động vật hoang dã quí hiếm, người nuôi cá sấu phải được đăng ký và được cấp giấy phép mới được nuôi. Đầu tư nuôi cá sấu phải có vốn lớn, chuồng trại phải bảo đảm an toàn, ngoài ra chi phí mua thức ăn cho cá cũng rất lớn.

Trước đây cá sấu giống 1 con là 500.000 đ, nay giảm còn 120.000 đ. Thời gian nuôi 2 năm cá sấu có trọng lượng từ 8 – 10 kg mới xuất chuồng. Giá cá sấu thương phẩm 10 năm nay chỉ ở mức 100.000 – 120.000 đ/kg.

Như vậy nếu trừ chi phí đầu tư thì người nuôi có lãi không nhiều. Nếu cá sấu để lâu trong chuồng trại, khi vượt trong lượng 20 kg/con thì sẽ rất khó tiêu thụ. Hiện nay ở Cà Mau còn trên 500 con cá sấu từ 30 kg trở lên.

Từ trước đến giờ cá sấu có một thị trường tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc nhưng cũng không chính thức. Một số thương lái mua cá sấu rồi mang sang Trung Quốc bán bằng nhiều con đường khác nhau, khi nào có nhu cầu thì thương lái tìm tới tận nhà dân để mua, khi nào ế ẩm thì họ không mua hoặc ép giá. Cuối cùng người nuôi cá chịu thua thiệt.

Nuôi cá sấu hiện nay chủ yếu là tự phát. Chính quyền địa phương chưa có định hướng phát triển vì thị trường tiêu thụ không đáp ứng được, thực tế trên làm cho người nuôi cá sấu nản lòng, nhiều hộ đã không nuôi nữa.

Tuy nhiên, để giúp cho bà con nông dân hạn chế thiệt hại, thiết nghĩ cơ quan chức năng nên có phương án, một là tìm thị trường tiêu thụ cho hàng ngàn con cá sấu đang ngày quá tuổi, kế đến là khuyến cáo người dân vào thời điểm này không nên tổ chức nuôi cá sấu quy mô lớn nhằm tránh gây thiệt hại về kinh tế cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì? Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

01/10/2014
Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây

Năm 2014, huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó 100 ha lấy quả. Sản lượng quả su su bình quân hằng năm của huyện đạt 6.000 tấn. Hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã Hoa Đào bao tiêu sản phẩm cho xã viên, còn lại nông dân phải tự lo đầu ra cho sản phẩm.

01/10/2014
Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

01/10/2014
Gia Lai Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Gia Lai Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999 - 2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực.

01/10/2014
Khánh Hòa Đã Có Rau Sạch Đạt Chuẩn VieGAP Khánh Hòa Đã Có Rau Sạch Đạt Chuẩn VieGAP

Xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo 4 tiêu chí này, sản phẩm rau của bà con nông dân xã Ninh Đông - Thị xã Ninh Hòa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 thuộc Cục quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản cấp chứng nhận VietGAP.

01/10/2014