Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu
Ngày đăng: 11/06/2012

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Từ lâu, nuôi cá sấu trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình của trên 1.000 hộ dân. Vào thời điểm những năm 90, đàn cá sấu của Cà Mau lên tới hơn 30.000 con, về sau số lượng mỗi năm mỗi giảm vì thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Dù vậy, hiện nay vẩn còn một bộ phận nông dân vẫn duy trì nuôi cá sấu, kết hợp với nuôi nhiều loại con khác. Hộ nuôi nhiều nhất 300 con, hộ nuôi ít nhất 20 con.

Cá sấu là loài động vật hoang dã quí hiếm, người nuôi cá sấu phải được đăng ký và được cấp giấy phép mới được nuôi. Đầu tư nuôi cá sấu phải có vốn lớn, chuồng trại phải bảo đảm an toàn, ngoài ra chi phí mua thức ăn cho cá cũng rất lớn.

Trước đây cá sấu giống 1 con là 500.000 đ, nay giảm còn 120.000 đ. Thời gian nuôi 2 năm cá sấu có trọng lượng từ 8 – 10 kg mới xuất chuồng. Giá cá sấu thương phẩm 10 năm nay chỉ ở mức 100.000 – 120.000 đ/kg.

Như vậy nếu trừ chi phí đầu tư thì người nuôi có lãi không nhiều. Nếu cá sấu để lâu trong chuồng trại, khi vượt trong lượng 20 kg/con thì sẽ rất khó tiêu thụ. Hiện nay ở Cà Mau còn trên 500 con cá sấu từ 30 kg trở lên.

Từ trước đến giờ cá sấu có một thị trường tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc nhưng cũng không chính thức. Một số thương lái mua cá sấu rồi mang sang Trung Quốc bán bằng nhiều con đường khác nhau, khi nào có nhu cầu thì thương lái tìm tới tận nhà dân để mua, khi nào ế ẩm thì họ không mua hoặc ép giá. Cuối cùng người nuôi cá chịu thua thiệt.

Nuôi cá sấu hiện nay chủ yếu là tự phát. Chính quyền địa phương chưa có định hướng phát triển vì thị trường tiêu thụ không đáp ứng được, thực tế trên làm cho người nuôi cá sấu nản lòng, nhiều hộ đã không nuôi nữa.

Tuy nhiên, để giúp cho bà con nông dân hạn chế thiệt hại, thiết nghĩ cơ quan chức năng nên có phương án, một là tìm thị trường tiêu thụ cho hàng ngàn con cá sấu đang ngày quá tuổi, kế đến là khuyến cáo người dân vào thời điểm này không nên tổ chức nuôi cá sấu quy mô lớn nhằm tránh gây thiệt hại về kinh tế cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Lúa Thơm Lời Khoảng 4 Triệu Đồng/công Trồng Lúa Thơm Lời Khoảng 4 Triệu Đồng/công

Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.

15/02/2014
Thu Lợi Từ Trồng Xen Ớt Thu Lợi Từ Trồng Xen Ớt

Do diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường xen mì vào vườn cao su non nhưng làm đất bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

15/02/2014
Giá Rau Giá Rau "Chả Bõ Công Trồng"

Giá rau củ sau Tết rớt giá thê thảm khiến người trồng rau phải bán tống bán tháo, thậm chí có hộ còn mang ra làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

15/02/2014
Vụ Mía 2013-2014, Nông Dân Không Có Lãi Vụ Mía 2013-2014, Nông Dân Không Có Lãi

Toàn huyện Cam Lâm có 2.148ha mía, tập trung chủ yếu ở xã Cam Hiệp Nam (520ha), Cam An Bắc (hơn 500ha), tiếp đó là Cam Hiệp Bắc (210ha), Cam An Nam, Cam Phước Tây.

15/02/2014
Các Hoạt Động Nâng Cấp Chuỗi Giá Trị Hành Tím Vĩnh Châu Trong Năm 2014 Các Hoạt Động Nâng Cấp Chuỗi Giá Trị Hành Tím Vĩnh Châu Trong Năm 2014

Vụ mía 2013 - 2014 ở Cam Lâm (Khánh Hòa) chữ đường không cao, giá thu mua giảm nên người trồng mía chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ.

15/02/2014