Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu
Ngày đăng: 11/06/2012

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Từ lâu, nuôi cá sấu trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình của trên 1.000 hộ dân. Vào thời điểm những năm 90, đàn cá sấu của Cà Mau lên tới hơn 30.000 con, về sau số lượng mỗi năm mỗi giảm vì thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Dù vậy, hiện nay vẩn còn một bộ phận nông dân vẫn duy trì nuôi cá sấu, kết hợp với nuôi nhiều loại con khác. Hộ nuôi nhiều nhất 300 con, hộ nuôi ít nhất 20 con.

Cá sấu là loài động vật hoang dã quí hiếm, người nuôi cá sấu phải được đăng ký và được cấp giấy phép mới được nuôi. Đầu tư nuôi cá sấu phải có vốn lớn, chuồng trại phải bảo đảm an toàn, ngoài ra chi phí mua thức ăn cho cá cũng rất lớn.

Trước đây cá sấu giống 1 con là 500.000 đ, nay giảm còn 120.000 đ. Thời gian nuôi 2 năm cá sấu có trọng lượng từ 8 – 10 kg mới xuất chuồng. Giá cá sấu thương phẩm 10 năm nay chỉ ở mức 100.000 – 120.000 đ/kg.

Như vậy nếu trừ chi phí đầu tư thì người nuôi có lãi không nhiều. Nếu cá sấu để lâu trong chuồng trại, khi vượt trong lượng 20 kg/con thì sẽ rất khó tiêu thụ. Hiện nay ở Cà Mau còn trên 500 con cá sấu từ 30 kg trở lên.

Từ trước đến giờ cá sấu có một thị trường tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc nhưng cũng không chính thức. Một số thương lái mua cá sấu rồi mang sang Trung Quốc bán bằng nhiều con đường khác nhau, khi nào có nhu cầu thì thương lái tìm tới tận nhà dân để mua, khi nào ế ẩm thì họ không mua hoặc ép giá. Cuối cùng người nuôi cá chịu thua thiệt.

Nuôi cá sấu hiện nay chủ yếu là tự phát. Chính quyền địa phương chưa có định hướng phát triển vì thị trường tiêu thụ không đáp ứng được, thực tế trên làm cho người nuôi cá sấu nản lòng, nhiều hộ đã không nuôi nữa.

Tuy nhiên, để giúp cho bà con nông dân hạn chế thiệt hại, thiết nghĩ cơ quan chức năng nên có phương án, một là tìm thị trường tiêu thụ cho hàng ngàn con cá sấu đang ngày quá tuổi, kế đến là khuyến cáo người dân vào thời điểm này không nên tổ chức nuôi cá sấu quy mô lớn nhằm tránh gây thiệt hại về kinh tế cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhiều khó khăn, thách thức Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhiều khó khăn, thách thức

Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của tỉnh Bình Thuận như: Công ty Hải Nam, Thaimex, Hải Thuận, Sơn Tuyền, Hải Phong Việt, Hải Tiến, Nam Hải... là những doanh nghiệp chủ lực thuộc Hiệp hội Thủy sản.

16/11/2015
Gạo và thủy sản Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội từ TPP Gạo và thủy sản Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội từ TPP

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

16/11/2015
Tăng thêm 3 điểm bán lẻ heo VietGAP Tăng thêm 3 điểm bán lẻ heo VietGAP

Sau bài Thịt heo sạch: Gian nan đường vào chợ đăng trên Báo SGGP số ra ngày 3-11, chiều 12-11, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ, cho biết công ty vừa tăng thêm 3 điểm bán lẻ thịt heo VietGAP tại TPHCM.

16/11/2015
Hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến Hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến trên gà tàu lai. Mô hình được thí nghiệm trên 64 gà tàu lai nuôi vỗ béo đến 120 ngày.

16/11/2015
Đầu tư hơn 100 tỷ đồng chăn nuôi lợn sinh sản Đầu tư hơn 100 tỷ đồng chăn nuôi lợn sinh sản

Công ty TNHH Đại Thành Lộc hiện đầu tư trang trại qui mô 2.400 con lợn nái sinh sản ở Nam Hưng, Nam Đàn (Nghệ An) với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng.

16/11/2015