Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa

Vụ Hè thu, Chợ Gạo (Tiền Giang) xuống giống được 6.000 ha, đạt 100% kế hoạch, hiện nay trà lúa đang ở giai đoạn mạ. Tình hình dịch bệnh ổn định. Đối với mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa, hiện nông dân ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, ấp Bình Thọ và Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt còn duy trì khoảng 100 ha, còn mô hình ở ấp Bình Cách, xã Tân Bình Thạnh thì đa số nông dân chuyển đổi nếp bè qua trồng thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã hỗ trợ giống lúa (VD20, Nàng hoa 9, OM 4151) cho mô hình công nghệ sinh thái tại ấp Bình Quới và Bình Phú với quy mô 20 ha.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.
Từ đầu năm đến nay, nông dân xuống giống màu lương thực được 2.497 ha, thu hoạch được 2.126 ha, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha. Màu thực phẩm xuống giống được 5.206 ha, thu hoạch được 4.256 ha, năng suất bình quân 17,9 tấn/ha.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Ban Nông nghiệp 18 xã - thị trấn tổ chức 90 lớp tập huấn, hội thảo sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng được mùa rớt giá, ngành chức năng và các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân lựa chọn các loại rau màu cũng như thời điểm trồng thích hợp, tránh rơi vào tình trạng cung vượt cầu dẫn đến rớt giá, thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg