Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa

Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa
Ngày đăng: 03/06/2014

Vụ Hè thu, Chợ Gạo (Tiền Giang) xuống giống được 6.000 ha, đạt 100% kế hoạch, hiện nay trà lúa đang ở giai đoạn mạ. Tình hình dịch bệnh ổn định. Đối với mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa, hiện nông dân ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, ấp Bình Thọ và Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt còn duy trì khoảng 100 ha, còn mô hình ở ấp Bình Cách, xã Tân Bình Thạnh thì đa số nông dân chuyển đổi nếp bè qua trồng thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã hỗ trợ giống lúa (VD20, Nàng hoa 9, OM 4151) cho mô hình công nghệ sinh thái tại ấp Bình Quới và Bình Phú với quy mô 20 ha.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.

Từ đầu năm đến nay, nông dân xuống giống màu lương thực được 2.497 ha, thu hoạch được 2.126 ha, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha. Màu thực phẩm xuống giống được 5.206 ha, thu hoạch được 4.256 ha, năng suất bình quân 17,9 tấn/ha.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Ban Nông nghiệp 18 xã - thị trấn tổ chức 90 lớp tập huấn, hội thảo sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng được mùa rớt giá, ngành chức năng và các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân lựa chọn các loại rau màu cũng như thời điểm trồng thích hợp, tránh rơi vào tình trạng cung vượt cầu dẫn đến rớt giá, thua lỗ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

02/03/2015
Mùa Săn Trâu Rong Mùa Săn Trâu Rong

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

02/03/2015
Thắng Mai Tết Thắng Mai Tết

Có thể nói mai vàng từ lâu đã là một loại hoa truyền thống, là biểu tượng của mùa xuân phương Nam. Từ ý nghĩa và giá trị nhân văn đó mà người người đều thích chưng mai trong ngày tết. Đó cũng là cơ hội tốt nhất cho các nhà vườn giới thiệu những đặc sản tết của mình.

02/03/2015
Mùa Săn Cá 'Quý Tộc' Mùa Săn Cá 'Quý Tộc'

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.

02/03/2015
Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Quy Gạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Quy Gạo

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có trách nhiệm tổ chức phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng tiêu chuẩn, thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo.

02/03/2015