Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa

Vụ Hè thu, Chợ Gạo (Tiền Giang) xuống giống được 6.000 ha, đạt 100% kế hoạch, hiện nay trà lúa đang ở giai đoạn mạ. Tình hình dịch bệnh ổn định. Đối với mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa, hiện nông dân ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, ấp Bình Thọ và Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt còn duy trì khoảng 100 ha, còn mô hình ở ấp Bình Cách, xã Tân Bình Thạnh thì đa số nông dân chuyển đổi nếp bè qua trồng thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã hỗ trợ giống lúa (VD20, Nàng hoa 9, OM 4151) cho mô hình công nghệ sinh thái tại ấp Bình Quới và Bình Phú với quy mô 20 ha.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.
Từ đầu năm đến nay, nông dân xuống giống màu lương thực được 2.497 ha, thu hoạch được 2.126 ha, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha. Màu thực phẩm xuống giống được 5.206 ha, thu hoạch được 4.256 ha, năng suất bình quân 17,9 tấn/ha.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Ban Nông nghiệp 18 xã - thị trấn tổ chức 90 lớp tập huấn, hội thảo sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng được mùa rớt giá, ngành chức năng và các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân lựa chọn các loại rau màu cũng như thời điểm trồng thích hợp, tránh rơi vào tình trạng cung vượt cầu dẫn đến rớt giá, thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).

Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.

Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên