Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa

Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa
Ngày đăng: 22/11/2014

An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ đông xuân 2012 – 2013, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức trình diễn các giống lúa triển vọng ở 11 huyện, thị xã, thành phố, với 10 - 12 giống lúa/điểm trình diễn, nhằm giới thiệu các giống lúa mới, có tiềm năng về năng suất, đồng thời có tính chống chịu sâu bệnh. Đây cũng là cơ sở để nông dân đánh giá, chọn giống thích nghi với điều kiện canh tác tại địa phương, là cơ sở để khuyến cáo, giới thiệu trong cơ cấu giống lúa của tỉnh.

Vụ đông xuân 2012 - 2013, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức hội thảo, tuyên truyền vận động nông dân xuống giống theo lịch khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, chọn các giống lúa có phẩm chất tốt để canh tác, hạn chế sử dụng giống IR50404. Qua điều tra cơ cấu giống của tỉnh trong vụ đông xuân 2012 - 2013, nông dân sử dụng chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, như: OM6976 (21,1%), OM4218 (11,6%), Jasmine (11,7%), nếp (9,1%),...

Riêng, giống IR50404 tuy khuyến cáo hạn chế sử dụng (

Vụ đông xuân 2012 - 2013 có khoảng 200 tổ nhân giống, với diện tích trên 7.000 héc-ta, các giống lúa chủ lực được nhân là: OM6976, Jasmine, OM4218, OM4900, OM2517,… ước sản lượng giống xác nhận đạt được sẽ phục vụ 90% nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh.

Thông qua Dự án “Xã hội hóa giống lúa tỉnh An Giang” giai đoạn 2011 – 2013, vụ đông xuân 2012 – 2013, toàn tỉnh đã thực hiện nhân 46 héc-ta giống nguyên chủng từ sự hỗ trợ nguồn giống siêu nguyên chủng (50% giá giống), cung cấp thêm một phần lượng giống nguyên chủng (cộng đồng) cho địa phương.

Dự án còn hỗ trợ chi phí kiểm định kiểm nghiệm giống xác nhận của các tổ, cơ sở kinh doanh giống (mức hỗ trợ 30% chi phí) 183,5 héc-ta kiểm định, kiểm nghiệm 60 mẫu. Qua đó, chất lượng lúa giống ngày càng được nâng cao, các tổ giống hoạt động mạnh hướng đến việc “thương mại hóa giống lúa”.

Trung tâm Khuyến nông An Giang còn thực hiện trình diễn một số loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, giúp nông dân có thêm thông tin để chọn lựa loại phân bón trong sản xuất lúa có hiệu quả, hướng đến canh tác bền vững. Thử nghiệm một số mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính: Mô hình tưới ngập khô xen kẽ, tưới ngập khô xen kẽ + xử lý Tricho.

Vụ lúa vụ hè thu và thu đông 2013, tiếp tục thực hiện trình diễn các giống lúa có triển vọng, duy trì hoạt động nhân giống với kế hoạch thực hiện 5.500 héc-ta trong vụ hè thu và 4.500 héc-ta vụ thu đông, đảm bảo đủ lượng giống phục vụ sản xuất từng vụ của năm 2013. Giống được nhân là các loại giống chủ lực của tỉnh, như: OM6976, OM5451, OM4218, OM2514, OM4900.

Năm 2014, diện tích nhân giống lúa cộng đồng duy trì ở mức cao, với trên 25.540 héc-ta/năm, trong đó tổ giống trên 20.000 héc-ta và cá nhân tự sản xuất hơn 5.560 héc-ta, với tổng sản lượng gần 170.000 tấn và khả năng cung cấp khoảng 90% nhu cầu giống cho sản xuất.

Trung tâm Kiểm định – Kiểm nghiệm giống nông nghiệp An Giang kiểm định trên 2.430 héc-ta giống xác nhận và nguyên chủng, với 800 mẫu. Thực tế cho thấy, nông dân sản xuất lúa giống bán giá cao hơn từ 500 đồng – 3.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất lúa hàng hóa từ 10 – 17 triệu đồng/héc-ta.

“Tỉnh hiện có 32 cơ sở sản xuất - kinh doanh lúa giống có nhãn hiệu hàng hóa, với tổng diện tích trên 2.420 héc-ta. Ngoài ra, còn ký hợp đồng với nông dân làm “vệ tinh” của hệ thống thu mua trên 1.718 héc-ta”.

Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Duy-tri-hoat-ong-nhan-giong-lua.html


Có thể bạn quan tâm

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

15/05/2012
Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

16/09/2012
13/07/2012
Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

24/09/2012
Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

16/05/2012