Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Theo đó, dự kiến đến năm 2020, nghề nuôi thủy sản Lào Cai sẽ có diện tích đạt 2.100 ha mặt nước, cung ứng ra thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm.
Trong đó, sẽ tập trung phát triển nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh và bán thâm canh, định hướng nuôi theo hướng Viet GAP ở các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát); Xuân Quang, Xuân Giao, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng); Vạn Hòa, Cam Đường, Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Đồng thời, thực hiện nuôi cá lồng trên các hồ mặt nước lớn với diện tích khoảng 320 ha tại các vùng như: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Mở rộng thể tích bể nuôi cá nước lạnh lên 54.500m3 với sản lượng đạt 655 tấn, năng suất 12,2kg/m3, vùng nuôi tập trung ở các xã của huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn.
Để đảm bảo nghề nuôi thủy sản phát triển, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường tuyên truyền đến nông dân đẩy mạnh đầu tư về kinh tế kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Để đạt năng suất sản lượng như mục tiêu đề ra đến 2020, sẽ chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 30% diện tích nuôi thủy sản. Xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, mang tính đặc hữu của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Để có kinh nghiệm chăn nuôi chồn hương, chàng trai ở Quảng Nam đã lên internet mày mò tự học. Giờ đây, anh đã sở hữu trong tay trang trại nuôi chồn hương

Trồng dưa lưới từ năm 2016, nhưng phải mất 3 năm sau, lão nông Bùi Văn Phương ở Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên mới làm chủ được quy trình và công nghệ.

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.

Anh Đinh Văn Ngọc - thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.