Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dứt khoát phải mạnh tay

Dứt khoát phải mạnh tay
Ngày đăng: 08/10/2015

Chủ tịch Hiệp hội Chè Nguyễn Hữu Tài

Quay trở lại việc thời gian gần đây nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả lại do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Hữu Tài cho biết:

Thực tế hầu hết những lô chè bị trả lại đều rơi vào những doanh nghiệp chế biến chè không có vùng nguyên liệu hoặc vùng nguyên liệu không ổn định. 

Chính vì mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường nên các doanh nghiệp đó không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khi người dân lại phun thuốc lung tung, không đúng chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly nên việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên chè là khó tránh khỏi. 

Trong khi đó, những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, có quy trình và danh mục sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần như ít khi sản phẩm xuất khẩu bị trả lại do liên quan tới tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. 

Vì vậy, theo ông Nguyễn Hữu Tài, quan điểm của Hiệp hội và các đơn vị doanh nghiệp thành viên là hoàn toàn thống nhất và đồng ý việc cơ quan quản lí siết chặt và rút gọn lại danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên chè hiện nay. 

Tuy nhiên, theo ông Tài, để lựa chọn phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, rất mong Nhà nước hỗ trợ kinh phí để Hiệp hội Chè phối hợp với các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lí về thuốc bảo vệ thực vật nhằm đưa ra được danh mục tối ưu nhất, chỉ khoảng 15 - 20 hoạt chất là đủ chứ hiện nay 38 hoạt chất theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật vẫn nhiều.

Đặc biệt, ông Tài đề nghị cần phải loại bỏ hẳn khỏi danh mục những hoạt chất mà những nước nhập khẩu chè của Việt Nam đang sử dụng làm hàng rào kỹ thuật. 

Song song với việc siết chặt về mặt quản lí hành chính với thuốc bảo vệ thực vật, theo Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Hữu Tài, khâu sử dụng cũng là công đoạn vô cùng quan trọng cần phải tổ chức lại. 

Ông Tài cho rằng, tại những nước phát triển họ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật vô cũng chặt chẽ và gắt gao. 

Bởi họ coi thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vũ khí “giết người hàng loạt”.

Không đâu xa, ngay như tại Thái Lan, nếu doanh nghiệp nào vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhẹ thì ngay lập tức bị tước giấy phép kinh doanh, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chính vì vậy, các mặt hàng nông sản của Thái Lan thường vào được các thị trường khó tính, khắt khe hơn nông sản Việt Nam. 

Chủ tịch Hiệp hội Chè đề nghị, các cơ quan quản lí cần có lộ trình tiến tới cấm người dân tự ý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bởi có rất ít quốc gia trên thế giới phun thuốc bảo vệ thực vật theo ranh giới hộ gia đình như tại Việt Nam, vừa lãng phí mà hiệu quả lại không cao.

Bởi trong thực tế, sâu bệnh không phân biệt biên giới hộ gia đình, làng, xã, huyện, tỉnh mà sâu bệnh thường theo vùng sinh thái và khí hậu

. Chính vì vậy, Nhà nước cần phối hợp với các nhà khoa học và doanh nghiệp để hình thành nên những bệnh viên cây trồng, thành lập những hợp tác xã và tổ hợp tác chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật theo vùng sinh thái sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí lại đảm bảo môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

“Chè cũng được coi là mặt hàng thực phẩm (vì uống trực tiếp), mà đã là thực phẩm theo quy định của quốc tế đương nhiên và mặc định phải an toàn.

Đằng này, bây giờ chúng ta mới đang đi bàn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chè có vẻ hơi bị chậm.

Có thể thời điểm này chúng ta vẫn xuất khẩu được chè vì một số nước họ chưa quan tâm, song về lâu dài, đến một lúc nào đó nếu chúng ta không thay đổi thì lúc đó Việt Nam không biết bán chè cho ai.

Bởi xét tới đạo đức kinh doanh trong thế giới phẳng như hiện nay, chúng ta không thể sản xuất ra những thứ độc hại rồi bán cho người dân nước khác dùng được”, ông Tài thẳng thắn.


Có thể bạn quan tâm

Sức Sống Mới Từ Dự Án 600 Sức Sống Mới Từ Dự Án 600

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

24/10/2014
Lối Thoát Nào Cho Ngành Mía Đường? Lối Thoát Nào Cho Ngành Mía Đường?

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.

24/10/2014
Xây Dựng Chuỗi Rau Thịt An Toàn Cho Hà Nội Xây Dựng Chuỗi Rau Thịt An Toàn Cho Hà Nội

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện nay hầu hết nông sản ngoài thị trường qua xét nghiệm mức độ đảm bảo tương đối cao (trên 90%), song vẫn chưa được người tiêu dùng thật sự yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, hai mặt hàng quan trọng nhất hiện nay cho Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

24/10/2014
Sướng Như... Gặt Thuê Sướng Như... Gặt Thuê

Nói chuyện đi gặt thuê, cắt lúa mướn ai cũng nghĩ trăm đường cơ cực. Dậy từ nửa đêm, cơm đùm cơm nắm, lỉnh kỉnh đòn xóc, quang gánh, tối về đã nhọ mặt người. Chuyện đó mới độ chục năm, giờ nghe đã như cổ tích, nhất là với đội quân cắt lúa thuê bằng máy...

24/10/2014
Thương Hiệu “Cá Thát Lát Hậu Giang” Thương Hiệu “Cá Thát Lát Hậu Giang”

Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.

24/10/2014