Đường Tồn Kho Tăng Cao, Các Nhà Máy Gặp Khó Khăn

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.
Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hòa, từ đầu vụ đến nay, ép được 7.200 tấn đường nhưng lượng bán ra chỉ 50 tấn. Theo tính toán của công ty này, với giá đường hiện tại là hơn 12.000 đồng/kg thì mỗi kg đường nhà máy lỗ hơn 1.000 đồng. Lỗ nhưng các nhà máy vẫn phải sản xuất để duy trì công việc cho công nhân cũng như tiêu thụ hết vùng nguyên liệu mía khoảng hơn 5.000ha.
Theo tính toán của các nhà máy, vụ trước, giá đường bán ra ở mức hơn 14.000 đồng/kg, nhà máy mua mía nguyên liệu của nông dân ở mức 930.000 đồng/tấn, còn trong vụ này, giá đường hạ còn hơn 1.200 đồng/kg nhưng nhà máy vẫn phải giữ nguyên giá thu mua mía nguyên liệu như năm ngoái là 930.000 đồng/tấn mía.
Cái khó ở đây là nếu hạ giá mía thì nông dân không có lãi và một khi đã không có lãi thì nông dân lại chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Và thực tế, hiện tại một số địa phương ở tỉnh Phú Yên, nông dân đã chuyển sang trồng sắn, một loại cây trồng được cho là dễ bán và thu nhập cao.
Đường không bán được nhưng các nhà máy đường đang cố gắng duy trì sản xuất và hạn chế thấp nhất việc hạ giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Còn về lâu dài, các nhà máy đường đang chờ những biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả, cũng như tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đường hợp lý nhằm giải phóng hàng tồn kho. Chỉ có như vậy, giá đường mới cải thiện và khi giá đường tăng cao thì giá mía nguyên liệu mới tăng, nông dân sẽ không bỏ trồng mía như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Những hoạt động xuất khẩu gạo gần đây của Thái Lan đang chứng tỏ một điều, Thái có thể quay lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2014.

Trong thời gian gần đây, có một loài cá chạch được phát triển nuôi ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của loài cá chạch này là có xương mềm (xương sụn).

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.

Với đặc thù 2/3 dân di cư từ nơi khác đến, nguyên nhân đói nghèo ở Mường Nhé một phần do người dân thiếu tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, người dân chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo...

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.