Đường Tồn Kho Tăng Cao, Các Nhà Máy Gặp Khó Khăn

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.
Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hòa, từ đầu vụ đến nay, ép được 7.200 tấn đường nhưng lượng bán ra chỉ 50 tấn. Theo tính toán của công ty này, với giá đường hiện tại là hơn 12.000 đồng/kg thì mỗi kg đường nhà máy lỗ hơn 1.000 đồng. Lỗ nhưng các nhà máy vẫn phải sản xuất để duy trì công việc cho công nhân cũng như tiêu thụ hết vùng nguyên liệu mía khoảng hơn 5.000ha.
Theo tính toán của các nhà máy, vụ trước, giá đường bán ra ở mức hơn 14.000 đồng/kg, nhà máy mua mía nguyên liệu của nông dân ở mức 930.000 đồng/tấn, còn trong vụ này, giá đường hạ còn hơn 1.200 đồng/kg nhưng nhà máy vẫn phải giữ nguyên giá thu mua mía nguyên liệu như năm ngoái là 930.000 đồng/tấn mía.
Cái khó ở đây là nếu hạ giá mía thì nông dân không có lãi và một khi đã không có lãi thì nông dân lại chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Và thực tế, hiện tại một số địa phương ở tỉnh Phú Yên, nông dân đã chuyển sang trồng sắn, một loại cây trồng được cho là dễ bán và thu nhập cao.
Đường không bán được nhưng các nhà máy đường đang cố gắng duy trì sản xuất và hạn chế thấp nhất việc hạ giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Còn về lâu dài, các nhà máy đường đang chờ những biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả, cũng như tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đường hợp lý nhằm giải phóng hàng tồn kho. Chỉ có như vậy, giá đường mới cải thiện và khi giá đường tăng cao thì giá mía nguyên liệu mới tăng, nông dân sẽ không bỏ trồng mía như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

Xóm Khe Đù, vùng đất xa khuất của xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - nơi có những vườn đồi bốn mùa cho quả chín. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là người xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên di cư lên từ những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước.

Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 hàng nông sản chủ yếu là dưa hấu và thanh long chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng bắt đầu dồn ứ.