Đường Hoàng Anh Gia Lai làm tại Lào có thể hưởng thuế 0% khi về nước

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng đưa mặt hàng gạo, đường mía và nguyên liệu lá thuốc lá vào danh mục hàng không phải chịu thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào nhập về Việt Nam có thể hưởng thuế suất 0%.
Theo cơ quan này, đến năm 2018, việc đánh thuế nhập khẩu các mặt hàng nêu trên sẽ được xóa bỏ theo cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Như vậy, thời gian để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào không còn nhiều.
Trong khi việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các loại mặt hàng này với Lào là ưu đãi đặc biệt, dựa trên cơ sở truyền thống giữa hai nước.
Đối với mặt hàng đường, theo hiệp định song phương ký với Lào tháng 3/2015, đây là mặt hàng đang được hưởng tưu đãi bằng một nửa thuế nhập khẩu ATIGA (tức khoảng 2,5%) nhưng phía Lào yêu cầu hạ xuống 0%.
Qua tính toán ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước, Bộ Công Thương đề xuất chỉ sản phẩm đường được sản xuất theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại các tỉnh biên giới của Lào được hưởng ưu đãi.
Việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu mặt hàng đường có xuất xứ từ Lào nói chung về Việt Nam, đảm bảo lợi ích cho hai nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết đang xây dựng danh mục hàng hóa hưởng ưu đãi thuế suất 0% theo Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào.
"Tuyến biên giới chủ yếu là cư dân địa phương từ Việt Nam sang Lào sản xuất, nuôi trồng.
Vì vậy, việc ưu đãi này về hình thức dành cho phía Lào nhưng chủ yếu hưởng lợi là các cư dân biên giới và doanh nghiệp của Việt Nam mang sản phẩm, hàng hóa sản xuất, nuôi trồng về nước", Bộ Công Thương nhận định.
Như vậy, nếu đề xuất này của Bộ Công Thương được thông qua, đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với thuế suất chỉ 0%.
Trước đó, trong nhiều văn bản gửi Bộ Công Thương, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng đường của Hoàng Anh Gia Lai nhập vào Việt Nam với số lượng 50.000 tấn được hưởng thuế suất 2,5% là một ưu đãi đặc biệt, ảnh hưởng đến sản xuất mía đường trong nước.
Do đó, VSSA kiến nghị Bộ Công Thương phải siết chặt nhập khẩu, kiểm tra chủng loại để tránh gian lận thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã rà soát và quản lý khá chặt chẽ vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Tuy nhiên vì lợi nhuận, vẫn có một số hộ chăn nuôi sử dụng các chất cấm để tăng trọng cho heo, gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và gây ra tâm lý bất an cho người tiêu dùng

Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng được chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến nay, so với 4 ngành hàng còn lại thì ngành hàng này vẫn còn khá ì ạch, chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ. Theo khảo sát tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, thời điểm này, giá heo hơi thương lái mua tại chuồng từ 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ; giảm từ 600 - 800 ngàn đồng/tạ so với cùng kỳ năm 2014. Với mức giá này, người chăn nuôi phải chịu lỗ từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ thịt heo.

Hiện nay, giá trứng gia cầm ở các chợ trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) tăng mạnh và hút hàng so với cách đây 1 tháng.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.290 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong tháng 7/2015, các phương tiện đã khai thác hơn 9.720 tấn (trong đó 1.226 tấn tôm, 8.492 tấn cá và các loại thủy sản khác).