Được vốn đầu tư, lại thêm bạn làm ăn

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Hành (tổ dân phố 7, phường Nam Hồng) cho biết: “Gia đình tôi có 0,5ha trang trại tổng hợp, nhưng nhiều năm chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế chẳng khá lên được. Đầu năm 2014, thông qua Quỹ HTND thị xã Hồng Lĩnh, tôi được vay 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi theo tổ hợp tác của phường.
Nhờ có nguồn vốn Quỹ HTND cùng với số tiền tích góp được, đến nay gia đình tôi đã gây dựng được đàn vịt, ngan 1.000 con, nuôi 2 con bò, 2 con trâu sinh sản và thả nuôi 3 ao cá. Lợi nhuận thu về mỗi năm từ 100-120 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với những năm làm ăn nhỏ lẻ”.
Theo anh Hành, tham gia dự án sử dụng Quỹ HTND theo nhóm hộ, các hộ vừa được hỗ trợ về vốn, vừa có thêm bạn cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất, làm ăn…
Anh Nguyễn Phi Thường ở tổ dân phố 6, phường Nam Hồng, lại dùng 30 triệu đồng vốn vay Quỹ HTND và nguồn vay thêm anh em, họ hàng để mua 3 con bò mẹ. Đến nay, 2 trong số 3 con bò đã sinh con. Anh Thường giãi bày: “Không chỉ nông dân ở các xã vùng nông thôn mới cần hỗ trợ vốn, mà nông dân ở thị xã, thị trấn, thậm chí ở thành phố khi họ còn sản xuất nông nghiệp thì vẫn rất cần được vay vốn, trong đó có vốn Quỹ HTND”.
Ông Lê Đình Phượng- Phó Chủ tịch Hội ND thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Đầu năm 2014, Hội ND đã giải ngân 300 triệu đồng vốn Quỹ HTND cho 10 hộ hội viên tham gia tổ hợp tác chăn nuôi phát triển sản xuất như nuôi bò, gà, vịt...
Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, các cấp Hội ND đã tư vấn, hướng dẫn người dân cách chọn giống, kỹ thuật làm chuồng trại, chăn nuôi; mở lớp dạy nghề và tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Mặc dù nguồn vốn Quỹ HTND thị xã quy mô còn nhỏ, nhưng từ khi được thành lập đến nay, quỹ thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ nông dân có thêm vốn để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập…”.
Có thể bạn quan tâm

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.