Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa Vụ Dưa Hấu Cuối Năm

Được Mùa Vụ Dưa Hấu Cuối Năm
Ngày đăng: 29/11/2013

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.

Về đất cồn trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận không khí Tết như đến rất gần. Trời nắng như nhạt đi, gió chướng thổi mạnh. Trên đất giồng ngoài cồn, bà con đang tất bật chăm sóc cho vụ dưa hấu cuối năm đang vào thu hoạch. Tại cồn Hố, cồn Tròn, cồn Cây Tra (thuộc ấp An Thạnh, An Thới - xã An Thủy) có diện tích khoảng hơn 120ha - vùng đất trồng chuyên dưa hấu và lớn nhất của huyện. Ông Đặng Tấn Công - Phó Chủ tịch UBND xã An Thủy, cho biết vụ dưa đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, bà con ngoài cồn vừa trúng giá, trúng mùa dù thời tiết rất khó khăn (do ảnh hưởng của các cơn bão).

Các giống dưa được bà con lựa chọn xuống giống vụ này chịu được gió, nước ngập như Trâu vàng, Rồng xanh, Phù đổng… Anh Võ Văn Lý (cồn Cây Tra) đang chăm sóc hơn 5.000m2 dưa hấu còn khoảng tháng nữa thu hoạch, cho biết, bà con đã bước vào mùa thu hoạch. Ruộng dưa của tôi sẽ thu hoạch vào đợt Giáng sinh (Noel), hy vọng sẽ có giá cao hơn. Với giá hiện ở mức có lãi (3.800-6.000 đồng/kg), vụ dưa này bà con rất phấn khởi.

Anh Chế Văn Tài (cồn Hố) đang thu hoạch gần 8.000m2 dưa hấu giống Rồng xanh cũng phấn chấn cho biết thêm, dù thời tiết vào cuối năm rất bất lợi nhưng vụ dưa của bà con phát triển bình thường, không những trúng giá mà năng suất vẫn đạt ở mức cao (bình quân một công đạt hơn 7 tấn; bà con có lãi hơn chục triệu đồng/công dưa). Nhiều ruộng dưa đã thu hoạch xong, bà con dọn đất và phơi đất, chờ đến cuối tháng Chạp sẽ bước vào vụ dưa đầu tiên của năm 2014 - khoảng tháng 2, tháng 3 thu hoạch (vụ dưa ra Giêng thường có giá rất cao).

Trên vùng đất cồn hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú), có gần 250ha - hai địa phương có diện tích dưa lớn của huyện, bà con cũng đang vào mùa thu hoạch dưa cuối năm với giá khá cao, có lãi. Ngoài việc áp dụng phủ bạt, bà con ở hai xã này còn ghép dưa hấu trên gốc cây bầu, giúp dưa chịu được ngập úng, hạn chế tỷ lệ chết, dù trái ít nhưng to hơn.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Của Huyện Tĩnh Gia Đạt 27.000 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Của Huyện Tĩnh Gia Đạt 27.000 Tấn

Đến hết tháng 11, sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đạt 27.000 tấn các loại, trong đó khai thác 25.500 tấn, nuôi trồng gần 1.500 tấn. Các cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến hàng thủy, hải sản xuất khẩu trên địa bàn cũng thu mua được gần 80.000 tấn thủy, hải sản các loại.

08/12/2013
Nhân Rộng Mô Hình “Vườn Rau Dinh Dưỡng Gia Đình” Nhân Rộng Mô Hình “Vườn Rau Dinh Dưỡng Gia Đình”

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.

27/12/2013
Giá Cá Điêu Hồng Đã Về Ngưỡng Hòa Vốn Giá Cá Điêu Hồng Đã Về Ngưỡng Hòa Vốn

Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.

08/12/2013
Cây Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Quảng Sơn Cây Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Quảng Sơn

Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).

27/12/2013
Giải Pháp Hạn Chế Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch Giải Pháp Hạn Chế Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

08/12/2013