Được mùa thủy sản năm 2015

Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm nay, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 99,17% so với kế hoạch;
Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha đủ điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm, cua, cá) theo phương thức “đánh tỉa, thả bù”.
Đến nay đã cơ bản thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.482 tấn, tăng 2,7% so với năm trước.
Riêng năng suất tôm nuôi đạt gần 1.037kg/ha, tăng 1,78%, sản lượng tôm 1.003 tấn, tăng 2,35%; các loại thủy sản khác 284 tấn, tăng 2,1%.
Đạt được hiệu quả như vậy còn là nhờ cơ sở hạ tầng NTTS trên địa bàn huyện được nhà nước từng bước đầu tư đồng bộ, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng;
Công tác khuyến ngư được tăng cường, ngay từ đầu vụ ngành chức năng tổ chức tập huấn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tôm; xây dựng, chuyển giao nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục NTTS và UBND 2 xã Phước Thắng, Phước Sơn thành lập Ban quản lý NTTS vùng nuôi an toàn sinh học và xây dụng quy ước cộng đồng vùng nuôi thôn Đông Điền - Phước Thắng, có 45 hộ tham gia;
Vùng nuôi thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn, có 23 hộ tham gia, đạt kết quả khả quan trong cộng đồng nuôi tôm.
Ông Phạm Quang Ân cho biết thêm, bên cạnh niềm vui được mùa, vẫn còn một số vùng nuôi gặp khó.
Đó là vùng nuôi xã Phước Hòa và Phước Thắng, do tỉ lệ ngọt hóa cao nên tôm nuôi chậm lớn, phát sinh dịch bệnh; việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư, nên năng suất thủy sản nuôi đạt thấp.
Cũng theo ông Ân, ở vụ nuôi tôm 2016, Phòng NN&PTNT huyện sẽ làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4 xây dựng quy chế điều tiết nước hợp lý, khi xả nước sông Côn ra đầm Thị Nại, 2 xí nghiệp này có trách nhiệm điện báo cho UBND các xã biết trước để thông báo cho bà con NTTS đóng hết các cổng đập cấp nước nuôi tôm, chờ khi triều cường lên mới lấy nước mặn vào để bảo đảm độ mặn nuôi tôm.
Mặt khác, Phòng NN&PTNT sẽ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, NTTS; tăng cường chống nạn xung điện, xiếc máy, sử dụng kích điện khai thác, đánh bắt thủy sản; xử lý đăng chắn, lưới lồng để bảo đảm nguồn lợi thủy sản sinh sôi, phát triển bảo đảm cho nghề NTTS phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.

Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)