Được mùa na dai

Tận dụng diện tích đất đồi và khí hậu ở địa phương, người dân xã Bồ Lý đã trồng cây na dai từ lâu, na dai trồng ở đây có mẫu mã đẹp, cho quả to, mắt sáng, vị ngọt sắc được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ trồng na bán quả, nhiều gia đình còn ươm cây giống để trồng và cung cấp cho thị trường.
Hiện nay, toàn xã có khoảng 113ha đất trồng na, trong đó tập trung chủ yếu ở các thôn Ngọc Thụ 32ha, Đồng Bụt 14ha và Trại Mái 28ha... Thời điểm này, na được thương lái mua ngay tại vườn với mức giá cao từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, tùy thuộc vào từng loại na.
Cây na dai năm nay quả sai hơn mọi năm, nhiều hộ gia đình đã thu nhập được từ 25 triệu đến 30 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Phượng thôn Đồng Bụt cho biết: Gia đình tôi trồng na hơn 10 năm nay, với diện tích hơn 1 ha, tôi trồng khoảng gần 300 gốc, trung bình 1 năm, gia đình thu nhập được 40 triệu đồng.
Cây na dai dễ trồng, vốn đầu tư thấp, không mất nhiều thời gian chăm sóc, năng suất cao hơn gấp 2 - 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Tôi cũng như nhiều gia đình khác xác định đây là cây chủ lực và tiếp tục nhân rộng diện tích trồng na để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Chị Trần Thị Nga, thương lái thu mua na cho biết: Hiện nay, do nhu cầu của thị trường về na dai Bồ Lý nhiều, nên cung không đủ cầu. Để đảm bảo có nguồn na, tôi đặt mua tại vườn từ 2 tháng trước (lúc na còn xanh), khi Cây na bắt đầu cho thu hoạch thu hoạch, mỗi ngày, tôi thu mua từ 5 đến 6 tạ na. Na được người dân hái vào lúc sáng sớm, sau đó, tôi đóng thùng, rồi vận chuyển xuống thành phố Vĩnh Yên, Hà Nội…Na dai Bồ Lý được khách hàng tin dùng và lựa chọn, người trồng na không phải lo đầu ra, na thu hoạch đến đâu, có thương lái thu mua ngay, nhiều thương lái ở Hà Nội cũng tìm về tận đây thu mua na.
Gia đình bác Lương Văn Suất, thôn Đồng Bụt vừa cải tạo và trồng mới hơn 500 gốc na, năm nay, là vụ thu hoạch đầu tiên. Na năm nay cho quả to, mắt sáng, ít sâu bệnh…Vụ na năm nay, tôi ước tính có thể thu nhập gần 100 triệu đồng. Để đảm bảo chất lượng na, người dân đã năng động ứng dụng các tiến bộ KHKT để thụ phấn cho na qua kinh nghiệm tham quan thực tế tại một số địa phương như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái…Việc thụ phấn cho na, giúp người dân kéo dài được thời gian thu hoạch, quả na to, không bị ảnh hưởng của thời tiết.
Đến thăm các hộ trồng na trên địa bàn xã, chúng tôi cảm nhận niềm vui được lộ rõ trên từng khuôn mặt người dân, vì na năm nay được mùa, quả sai, giá bán ổn định. Nhờ thu nhập từ cây na mà đời sống của người dân nơi đây được nâng lên, đói nghèo và lạc hậu từng bước được đẩy lùi. Đồng chí Tô Thái Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bồ Lý cho biết: Cây na đã khẳng định hiệu quả kinh tế trên đất Bồ Lý;
Nghị quyết của Đảng bộ xã xác định cây na là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, vì vậy, Đảng bộ xã chú trọng quan tâm, chỉ đạo phát triển cây na Bồ Lý một cách bền vững, đảm bảo chất lượng sạch, có uy tín với người tiêu dùng.
Người trồng na đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật tỉa cành, bón phân kết hợp, thụ phấn nhân tạo cho hoa để ấn định số quả trên mỗi cây na và kéo dài thời gian thu hoạch. Tuy nhiên, việc phát triển vùng trồng na đang gặp khó khăn, như thị trường tiêu thụ không ổn định dù na là loại cây trồng có tiếng của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa đến nay vẫn là huyện biên giới miền núi nghèo. Để tìm lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo, huyện Hướng Hóa đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo bền vững ở những xã đặc biệt khó khăn.

Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên cả diện hẹp và diện rộng, các đơn vị nghiên cứu loại ngô biến đổi gen có chung ý kiến rằng loại cây này không ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, kết quả nghiên cứu còn chưa đủ tin cậy và cần tiếp tục tiến hành khảo nghiệm thêm trước khi trồng đại trà.

Nuôi cá đồng đã góp phần nâng cao thu nhập của nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Lượng cá nuôi này đã cung ứng một lượng lớn cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi cá đồng theo hướng bền vững được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.