Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa Lúa, Nông Dân Vẫn Buồn Thiu

Được Mùa Lúa, Nông Dân Vẫn Buồn Thiu
Ngày đăng: 20/03/2014

Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hiện đang bước vào vụ thu hoạch lúa ĐX 2013-2014. Mặc dù năm nay năng suất lúa cao hơn mọi năm, nhưng bà con vẫn buồn thiu vì giá lúa liên tục giảm.

Chúng tôi về huyện Hàm Thuận Bắc, vựa lúa lớn nhất của tỉnh Bình Thuận với diện tích gieo trồng hàng năm lên đến hơn 25.000 ha. Đi dọc theo QL 1A và QL 28 những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là những cánh đồng luá đã chín vàng, trĩu nặng hạt, bà con nông dân đang tấp nập thu hoạch.

Song điều làm họ lo lắng nhất trong vụ lúa năm nay là giá lúa thu mua không ổn định, liên tục rớt giá. Nếu như đầu vụ ĐX giá lúa nằm ở mức từ 6.800-7.000 đ/kg, nay giảm xuống chỉ còn 5.800 - 6000 đ/kg.

Ông Nguyễn Văn Hồng, thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, một nông dân trồng lúa than vãn: “Mặc dù trồng lúa không lợi nhuận bằng trồng thanh long, nhưng nếu với mức giá mua như đầu vụ từ 6.800-7.000đ/kg, thì nông dân còn có lãi khá và sẽ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được bao lâu thì giá lúa liên tục rớt, khiến ai cũng đắng cả miệng”.

Theo ông, vụ lúa này chi phí mất khoảng 25 triệu đồng/ha. Như gia đình ông vụ này làm 5 sào, năng suất trung bình đạt 6,5 tạ/sào, tăng gần 1 tạ/sào so với năm ngoái, bán giá 5.800 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí gia đình ông chỉ lãi hơn 4 triệu đồng/5 sào.

Ông Nguyễn Minh Trí, Phó phòng NN-PTNT huyện cho biết:

"Vụ ĐX 2013-2014, toàn huyện có gần 8.900 ha lúa. Tính đến thời điểm này bà con đã thu hoạch khoảng 1.000ha, năng suất ước đạt khoảng 6,5 tạ/sào cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Song nông dân không có lãi mấy".

Tương tự, gia đình chị Dương Thị Trà Vinh, người cùng thôn cũng đang thu hoạch 6 sào ruộng, năng suất lúa ước đạt gần 7 tạ/sào, nhưng chị vẫn buồn thiu vì giá lúa mấy ngày gần đây liên tục giảm.

Gặp chúng tôi, giọng chị Vinh buồn bã: “Lúa được mùa nhưng với giá cả như hiện nay thì việc trồng lúa chẳng ăn thua gì. Trung bình 1 sào lúa, sau khi trừ tất cả chi phí nông dân chỉ lãi từ 1-1,5 triệu đồng, trong vòng 3 tháng là quá thấp. Nếu tình hình giá lúa không ổn định cứ kéo dài từ nay đến cuối vụ thì vụ HT tới bà con chẳng muốn trồng lúa. Bởi trồng thanh long dân vẫn có thu nhập ổn định hơn”.

Không chỉ giá lúa giảm mạnh, mà thương lái cũng chẳng muốn mua, dân hiện nay rất khó bán. Theo bà Huỳnh Thị Diễn, chủ DNTN xay xát gạo Diễn Phong, một trong 3 DN xay xát trên địa bàn xã Hàm Phú cho hay, sỡ dĩ giá lúa giảm và tiêu thụ chậm là do gạo không bán được. Số lúa mà DN này thu mua đầu vụ vẫn còn đang chất đống trong kho, chưa dám xay thêm. Nhiều bà con gọi đến cân lúa nhưng DN đành phải khất hẹn họ ít hôm để sắp xếp, chứ hiện nhà máy không còn chỗ chất lúa.

Còn tại xã Hàm Trí, hiện khắp cánh đồng lúa thôn Phú Hòa bà con cũng đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay do áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đưa các giống mới như ML 48, ML 214, ML216 vào gieo trồng nên năng suất đạt cao.

Anh Trần Văn Lương cho biết, vụ lúa năm nay bà con được mùa, năng suất từ 6,5-7 tạ/sào và có thể đạt hơn thế nữa, tăng từ 50-70 kg/sào so với vụ trước. Tuy nhiên với giá như hiện nay ai cũng buồn thiu.


Có thể bạn quan tâm

Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà Gỡ chính sách ngành chăn nuôi đứng trên sân nhà

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

11/09/2015
Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

11/09/2015
Tiếp sức cho nông dân làm giàu Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

11/09/2015
Thương hiệu riêng của Quảng Ninh Thương hiệu riêng của Quảng Ninh

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

11/09/2015
Thúc đẩy nông dân làm giàu Thúc đẩy nông dân làm giàu

Phong trào “nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân (HND) đang ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nông dân toàn tỉnh. Qua đó, đã khơi dậy ý chí làm giàu, là động lực giúp nông dân vươn lên trong cuộc sống.

11/09/2015