Được mùa, lãi khá nhờ ngô chuyển gen

Lựa chọn thông minh, hiệu quả rõ rệt
Tiếp xúc với nhiều ND Sơn La, điều gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng tôi chính là tư tưởng tiến bộ và niềm tin vào công nghệ chuyển gen của ND địa phương.
Ông Nguyễn Đình Sức - ND xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, cho biết:
Ông chọn giống ngô NK66 Bt/GT sau quá trình tìm hiểu thông tin cụ thể và rõ ràng, bởi đây là một trong những giống ngô tốt nhất trên thị trường hiện nay nhờ công nghệ chuyển gen và xử lý hạt giống tiên tiến, giúp cây ngô tăng cường khả năng phát triển, kháng sâu đục thân và có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
Đại diện Sở NNPTNT, Chi cục BVTV và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La bên ruộng ngô chuyển gen NK66 Bt/GT.
Đó là lý thuyết, còn qua thực tế canh tác, thì nhắm mắt ông Sức cũng có thể kể vanh vách một danh sách dài những ưu điểm mà ông nhận thấy, đầu tiên là vì các hạt giống ngô chuyển gen đã được xử lý Cruiser giúp tăng cường sức đề kháng của cây con trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chống được sâu xám nên cây ngô mọc đều không bị mất khoảng.
Tiếp đến là phun thuốc cỏ dễ dàng, ngô thành phẩm nặng hạt, năng suất cao, chưa kể ngô không bị sâu đục trái cắn phá nên nhìn rất đẹp và “đã mắt”, ruộng thì sạch cỏ từ đầu cho đến cuối vụ.
Vụ đầu tiên, ông Sức trồng ngô BĐG đã đạt năng suất 19 tấn bắp tươi/ha trên diện tích 1,5ha, cao hơn ngô thường 30%.
Lợi nhuận thu được 25 triệu đồng/ha, so với giống ngô thường lợi nhuận tăng thêm đến gần 50%.
Lợi nhuận tăng thêm từ việc tiết kiệm này, ông sẽ đầu tư thêm cho vụ ngô năm 2016 để chuyển sang trồng ngô BĐG trên toàn bộ diện tích nương của mình.
Thậm chí, ông còn mạnh dạn đề nghị Công ty Syngenta Việt Nam (đơn vị cung cấp giống ngô chuyển gen chính cho thị trường Sơn La - PV) phải đưa ra nhiều giống ngô chuyển gen hơn nữa để ND có nhiều lựa chọn hơn.
Giảm chi phí chăm sóc và tăng thu nhập cũng là ưu điểm vượt trội mà ông Bùi Văn Toan - ND xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu tâm đắc.
Sau quá trình tìm hiểu, ông Toan quyết định trồng ngô chuyển gen NK66 Bt/GT trên 1ha ruộng, kết quả vụ đầu đạt năng suất 17 tấn bắp tươi, lợi nhuận 20,8 triệu đồng, tăng đến 13,5 triệu đồng/ha so với giống ngô thường.
Hướng đi mới cho nền nông nghiệp địa phương
Theo ông Trương Hoa Bắc - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, hiện nay nhiều ND lạm dụng thuốc trừ cỏ và phải phun đi phun lại mới đảm bảo hiệu quả trừ cỏ.
Trồng ngô chuyển gen NK66 Bt/GT chỉ phun 1 lần thuốc trừ cỏ gốc glyphosate đã có thể khống chế được cỏ dại.
Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí cho nông dân, vừa đảm bảo an toàn môi trường và nguồn nước.
Vừa qua, đoàn kiểm tra gồm đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, Chi cục BVTV tỉnh Sơn La cũng đã có chuyến khảo sát và ghi nhận tích cực về hiệu quả của giống ngô này.
Đại diện đoàn cho biết: Qua tham quan các ruộng ngô chuyển gen do chính nông dân tự canh tác, chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi những ưu việt về khả năng kháng sâu đục thân, chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
Chúng tôi đề nghị công ty tăng cường hơn nữa công tác mô hình và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con ND.
Vụ ngô năm 2015, Sở NNPTNT tỉnh Sơn La đã đề nghị các công ty cung ứng giống chuyển gen triển khai rộng rãi các mô hình tối thiểu 1ha/mô hình trên 10/12 huyện thị của tỉnh.
Về phía Công ty Syngenta Việt Nam cũng đã triển khai nhiều buổi tập huấn, tư vấn kỹ thuật cho ND, qua đó giúp bà con có điều kiện tiếp cận và trang bị những hiểu biết cũng như kỹ năng cần thiết để phát huy tiềm năng năng suất của giống ngô chuyển gen.
Đến nay toàn tỉnh Sơn La đã có 1.500ha trồng ngô chuyển gen, năng suất bình quân 9 – 10 tấn/ha.
Ông Phạm Xuân Thủy - ND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu cho biết: “Là một ND trồng ngô, tôi thiết nghĩ sự lựa chọn giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT là sư lựa chọn thông minh và đáng tin cậy.
Bản thân tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để bà con trong xã và các vùng lân cận hiểu hơn về giống ngô này và đầu tư cho đúng mức để cải thiện cuộc sống”.
Có thể bạn quan tâm

Con hàu không hề là một loài hải sản xa lạ với người dân Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Vùng đất bồi lắng phù sa này được thiên nhiên ưu đãi nguồn giống hải sản vô cùng phong phú, trong đó có con hàu. Nhưng đã từ lâu, loài hải sản này ít được chú ý đến, khó ai ngờ rằng, có ngày nó lại giúp được không ít người bước ra khỏi cảnh đói nghèo

Bắt đầu từ hôm nay (22/2), Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) chính thức hạ lãi suất cho vay bằng VND đối với mọi đối tượng khách hàng với mức giảm bình quân từ 1% đến 1,5%/năm.

Bình quân giá mỗi ký thiên lý từ 40.000- 45.000 đồng, vào thời điểm cuối năm có thể lên đến 65.000- 70.000 đồng. Trên 4.000 m2 trồng thiên lý, trừ chi phí, mỗi ngày còn lời trên 400.000 đồng.

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít

Ở Đăng Hà, chỉ cần có tiền, muốn mua, muốn sang nhượng bao nhiêu đất cao su cũng được. Tính đến tháng 4/2011, đã có 51 doanh nghiệp nhảy vào “xí” đất trồng cao su với tổng diện tích lên đến hơn 7.000ha. Trong khi đó, sự lạnh lùng, vô cảm của quan chức từ xã đến tỉnh khiến dân nghèo “hết đường nhờ cậy”.