Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre)

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.
Trồng hành tím cũng phải luân vụ. Xã có 6 ấp đều trồng hành tím, nhiều nhất là ở ấp Tân Bình (20 ha). Hướng dẫn chúng tôi trên những cánh đồng hành tím, ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch Hội Nông dân xã giới thiệu, tổng diện tích gieo trồng hoa màu của xã là 412 ha, trong đó cây hành tím chiếm 73 ha. Sản lượng hành tím năm nay đạt 475 tấn. Hàng năm, vào hai tuần đầu của tháng 9 âm lịch, bà con bắt đầu xuống giống hành tím, sau 65 ngày thu hoạch phục vụ Tết Nguyên đán. Năm nay, số người trồng hành giảm một nửa, so với mọi năm, bởi lo sợ thời tiết không thuận lợi. “Cũng từ đó, giá hành tím năm nay rất cao, đầu vụ giá lên tới 25.000 đồng/kg, còn hiện nay cũng khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg. Cứ một công hành tím, nông dân thu hoạch từ 1,5 - 1,8 tấn” - ông Bình nói.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc trồng hành tím, chúng tôi đến hộ ông Huỳnh Ngọc Diệu - ấp Tân Bình, là một nông dân trồng nhiều hành tím, cho biết để có được những củ hành to và màu đẹp, đòi hỏi người trồng phải nắm rõ kỹ thuật chọn giống và bón phân. Trước khi xuống giống, phải cày đất, rải phân lân đối với đất phèn. Sau 10 - 15 ngày, bón lót phân NPK 20-20-15, sau đó xuống giống, 7 ngày sau tưới hoặc rải phân Urê (còn gọi là phân trắng) một lần. Sau 15 ngày bón phân DAP, 3 - 4 ngày sau xịt thuốc, đây là giai đoạn quan trọng. 40 ngày tiếp theo bón phân NPK 16-16-8. Mỗi ngày tưới 2 lần nước, vào buổi sáng và chiều.
Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tân Bình cho biết, khi gieo hành được một tháng, ông trồng xen ớt, thu hoạch hành xong qua Tết thì thu hoạch ớt. Ông Trần Văn Hưởng trồng 1.000 m2 hành tím vừa bán được 14.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi 15 triệu đồng.
Ông Trần Văn Hồng - Chủ tịch UBND xã Tân Thủy cho biết, hiện nay UBND xã đã thành lập Tổ sản xuất rau sạch, gồm 30 tổ viên, với tổng diện tích gần 50.000 m2. “Trong năm, Tổ đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 101 triệu đồng, mỗi tổ viên nhận được 2 triệu đồng. Số tiền còn lại gửi ngân hàng, lấy lãi để cho vay đối với những hộ bị rủi ro trong quá trình sản xuất” - ông Hồng phấn khởi nói.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (Hoàng Long Vina) đồng hành cùng chương trình thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, góp phần nâng cao năng suất lúa, mía, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.