Được mùa ghẹ

Những ngày qua, tại các vùng biển ngang như Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến (Núi Thành), nhiều phương liên tiếp trúng đậm ghẹ và tôm nhỏ, rạm biển, ghẹ dăm… Khu chợ hình thành trên bãi Biển Rạn (thôn Phước Lộc, xã Tam Tiến) sáng nào cũng đầy ắp các loại hải sản này. Ghẹ và các loại giáp xác được ngư dân đưa từ tàu vào bãi chất thành từng đống, được các tiểu thương cân ký đưa đi tiêu thụ.
Còn tại bãi biển Tam Thanh, các nghề lưới, đặt rập cũng bội thu ghẹ biển. Tại đây vào mỗi sáng, nhiều chiếc xuồng nhỏ vào bờ với những tấm lưới dính ghẹ dày đặc trong khoang. Nhiều ngư dân phải huy động người thân cùng nhau gỡ ghẹ ra khỏi lưới… Hiện nay giá mỗi ký ghẹ bán tại Biển Rạn khoảng 10 nghìn đồng, còn các loại giáp xác chỉ có giá vài nghìn đồng/kg, chủ yếu được tiêu thụ vào các nhà máy chế biến thức ăn gia súc…
Ông Trần Văn Hiệp (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành) cho biết, chưa năm nào ghẹ và các loại giáp xác xuất hiện nhiều như năm nay. Ông Hiệp làm nghề giã cào, mỗi ngày phương tiện của ông khai thác được hàng tạ ghẹ và các loại hải sản khác. Ông Hiệp cho biết ghẹ xuất hiện nhiều ở ngư trường cách bờ khoảng 1 hải lý nên nhiều nghề có thể khai thác được loại hải sản này.
“Nhiều nhất là vùng ven bờ thuộc xã Bình Nam, Bình Minh (Thăng Bình). Phương tiện chúng tôi làm nghề giã cào nên mục đích chính không phải khai thác loại hải sản này, nhưng vì ghẹ quá nhiều ở tầng đáy nên đêm nào cũng khai thác được sản lượng lớn. Ghẹ biển ngon nhưng loại mà ngư dân khai thác được hiện nay có kích cỡ còn quá nhỏ, lại không chắc lắm nên bán giá thấp, hiệu quả kinh tế không cao” – ông Hiệp nói.
Ghẹ và các loại giáp xác nhỏ được ngư dân khai thác với số lượng lớn cho thấy nguồn lợi thủy sản ven bờ hiện khá dồi dào nhưng cũng khiến nhiều người lo lắng. Bởi đây là những loại hải sản có thể phát triển, sinh sản và là nguồn thức ăn chính cho các loài cá, tôm, mực… có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, các loại giáp xác hiện nay chủ yếu được khai thác bằng nghề giã cào - loại hình đánh bắt dễ làm cạn kiệt nguồn lợi.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.