Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè

Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang thu hoạch rộ lứa cuối cùng của vụ đậu xanh xuân hè. Năng suất đậu tăng mạnh, giá bán sản phẩm lại nhích lên khiến nhà nông phấn khởi.
Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.
Ông Thanh nói: “Từ giữa tháng 6 đến nay, tôi đã tiến hành hái 3 lứa, phơi phóng xong, cân được tổng cộng 120kg đậu xanh khô. Cách đây vài ngày, bán tại nhà cho thương lái với giá 27 nghìn đồng/kg, tôi thu về hơn 3,2 triệu đồng.
Sau khi trừ chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trả công làm đất, lãi ròng khoảng 2,8 triệu đồng. Nếu so với đậu phụng, giá trị tương đương, còn so với lúa thì hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần. Trong khi đó, việc chăm sóc đậu xanh lại không tốn nhiều công sức”.
Ông Huỳnh Văn Ánh - chuyên viên Phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước.
Thống kê tại nhiều địa phương cho thấy, năng suất đậu xanh bình quân toàn huyện đạt 18 - 20 tạ/ha, tăng 1 - 3 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm ngoái. Theo ông Ánh, sở dĩ vụ này đậu xanh được mùa trên diện rộng là nhờ nông dân áp dụng bài bản quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến và bệnh vàng lá, chết ẻo, sâu đục quả… rất ít bùng phát, gây hại.
Ông Ánh nói: “Không chỉ sản lượng tăng mạnh, hiện nay giá thu mua đậu xanh trên thị trường cũng nhích lên theo tỷ lệ thuận. Nếu hồi đầu năm 1kg đậu xanh khô có giá 22 - 23 nghìn đồng, bây giờ đã tăng lên 27 - 28 nghìn đồng. Qua tính toán, làm 1ha đậu xanh trong vụ xuân hè 2014 nông dân sẽ kiếm được 53 - 56 triệu đồng, trong khi vốn đầu tư chỉ chiếm chừng 20% con số đó”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài huyện Duy Xuyên, vụ xuân hè 2014 nông dân ở nhiều nơi khác của tỉnh cũng tổ chức sản xuất gần 1.500ha đậu xanh. Hiện nay, nhà nông đang hái lứa cuối cùng và hầu hết đều rất được mùa. Nếu tính bình quân 1ha cho mức lãi ròng 45 triệu đồng thì vụ đậu xanh này nông dân toàn tỉnh thu về ít nhất 67 tỷ đồng…
Có thể bạn quan tâm

Tại Bến Tre, hàng loạt vườn ca cao xen dừa đang bị nấm Phytophthora palmivora và bọ xít muỗi tấn công làm hư trái, chết cây. Nấm bệnh còn lan sang cả vườn dừa gây rụng trái non hàng loạt

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.