Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa Đậu Nành

Được Mùa Đậu Nành
Ngày đăng: 13/05/2012

Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.

ĐN trúng mùa, được giá

Ông Văn Duy Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường An cho biết: Sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân, nông dân làm đất sạ ĐN. Vụ này, tăng khoảng 10 ha so vụ trước, tập trung nhiều ở các ấp Tân Quới Tây và Tân Quới Hưng.

Tại cánh đồng ấp Tân Quới Tây, ngay từ sáng sớm đã rôm rả người cắt, người tuốt, người khuân vác ĐN từ ruộng về nhà. Theo nhiều nông dân, hiện ĐN được thương lái mua tận ruộng với giá từ 14.000 - 15.000 đ/kg, tăng khoảng 3.000 đ/kg. Năng suất mỗi công từ 6 - 8 giạ (30 kg/giạ), sau khi trừ chi phí, người trồng còn lời khoảng 1,8 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bé (ấp Tân Quới Tây) vừa thu hoạch xong 5 công ĐN, năng suất 7 giạ/công. Bán được 15.000 đ/kg, bà cười tươi như hoa: “Kỳ này kiếm lời gần cả chục triệu đồng”. Ở gần đó, ông Lê Trọng Thạch dù đi thuê đất trồng nhưng liên tiếp những vụ ĐN vừa qua gia đình vẫn có thu nhập ổn định. “Vụ này, tui tiếp tục thuê 5 công để trồng, đang thu hoạch rộ. Với giá hiện nay, tính sơ tui lời không dưới 7 triệu đồng”.

Theo nhiều nông dân, hiện do chi phí trồng ĐN thấp, lại dễ tiêu thụ, thương lái từ tỉnh Đồng Tháp đến thu mua hết cho nông dân. Còn theo nhận định của ngành nông nghiệp, thực tế ở một số vùng trồng lúa vụ Hè Thu đạt năng suất thấp, nếu chuyển sang trồng ĐN thì cho lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, bà con còn khắc phục được tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô, giảm khá nhiều chi phí sản xuất, cải tạo và tăng độ màu mỡ của đất, giảm bớt phân bón, tăng hiệu quả cho vụ lúa tiếp theo.

Đậu giống vẫn còn phụ thuộc

Chuyện trồng ĐN để làm giàu dinh dưỡng cho đất không còn là chuyện xa lạ với người nông dân. Những “nốt sần” trong rễ đậu sẽ là chất dinh dưỡng cho mùa sau. Đồng thời, theo các kỹ sư nông nghiệp, luân canh lúa - ĐN còn cắt cầu được sâu bệnh và đặc biệt là không bị lúa lẫn, lúa cỏ lây lan từ vụ này sang vụ khác. Tuy nhiên, để việc luân canh ĐN trên đất ruộng phát triển mạnh và bền vững, các địa phương và ngành chức năng cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể. Đặc biệt, cần quy hoạch vùng sản xuất giống hướng “tự cung - tự cấp” tránh phụ thuộc vào nơi khác.

Theo bà Nguyễn Thị Bé, trước đến nay chủ yếu qua Đồng Tháp mua hạt giống về gieo sạ nên chi phí bị khá cao. Vả lại, nếu gieo sạ rơi vào thời điểm đông ken, giá đậu giống thường bị “đội” lên nhưng “phải bấm bụng bởi biết mua ở đâu!”

Nông dân Võ Văn Khen (Tân Quới Tây) cho biết, phần nhiều dựa vào chữ tín và cách “thử nghiệm” xưa nay là ngâm thử hễ thấy ĐN lên thì… mua, không thì thôi. Tuy nhiên, lỡ giống đậu trồng lên có lẫn lộn nhiều cũng không biết kêu với ai. “Tui cũng từng gặp trường hợp này, giống bị pha trộn với đậu kém chất lượng nên khi gieo sạ chỉ lên khoảng 50%”.

Ông Văn Duy Phước cho rằng, giống ĐN tốt, bảo đảm chất lượng, đồng đều (không lẫn lộn đậu dài ngày, ngắn ngày, bông tím, bông trắng) là rất quan trọng đến năng suất. Tuy nhiên, chuyện chủ động nguồn giống không chỉ một mình nông dân hay cán bộ xã, ấp có thể làm được mà còn cần đến sự hỗ trợ từ nhiều phía. “Chúng tôi đang kêu gọi ngành nông nghiệp hỗ trợ và tập hợp nông dân có diện tích trồng liền kề xây dựng vùng sản xuất giống từ 5 - 10 ha đạt chất lượng, đủ cung ứng khi vào vụ” - ông Phước cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm Bàu Bàng (Bình Dương) khánh thành nhà máy thủy sản công suất 150.000 tấn/năm

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.

16/04/2015
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

16/04/2015
Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu rất cao. Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Qua lấy mẫu nghêu chết, mẫu nước, mẫu bùn của 4 Hợp tác xã thủy sản ở tỉnh Bến Tre gởi Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

16/04/2015
Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm

Đã nhiều tháng nay người dân nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) luôn thường trực nỗi lo cá chết do sông Lô bị ô nhiễm. Đã có nhiều hộ mất trắng, thậm chí thua lỗ phải tháo dỡ bỏ lồng cá để bán sắt vụn.

16/04/2015
Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

16/04/2015