Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dược liệu rớt giá, người trồng lo lắng

Dược liệu rớt giá, người trồng lo lắng
Ngày đăng: 02/11/2015

Tại xã Thọ Vinh (Kim Động), hoắc hương là loại cây dược liệu truyền thống được người dân địa phương trồng từ lâu đời.

Cây sinh trưởng quanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất từ tháng 5 - 11, cây trồng một lần có thể cho thu từ 6 - 7 lứa lá rồi mới phải trồng lại.

Hiện tại, tổng diện tích trồng cây hoắc hương của xã Thọ Vinh là trên 20 mẫu, tập trung chủ yếu ở thôn Tây Thịnh và Đông Hưng.

Ông Vũ Gia Thuần, Trưởng thôn Tây Thịnh (Thọ Vinh) tại vườn nhãn trồng xen canh cây hoắc hương

Ông Vũ Gia Thuần, Trưởng thôn Tây Thịnh (Thọ Vinh) cho biết: Năng suất trung bình của 1 sào hoắc hương trồng xen canh đạt khoảng 3 tạ/năm, với giá bán năm 2014 là 70.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm.

Trừ mọi chi phí, 1 sào hoắc hương cho thu lãi từ 17 - 18 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vào chính vụ năm 2014, hoắc hương là loại cây dược liệu được thị trường ưa chuộng, người dân thu hái đến đâu có thương lái thu mua đến đó, chủ yếu bán đi Hà Nội và xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoảng 4 tháng nay, “đầu ra” của hoắc hương bỗng khó khăn, giá hoắc hương khô tụt xuống chỉ còn 30.000 đồng/kg.

Ông Vương Ngọc Dũng, ở thôn Tây Thịnh người có thâm niên trồng cây hoắc hương cho biết: “Gia đình tôi trồng khoảng 7 sào hoắc hương.

Năm ngoái, giá hoắc hương cao, gia đình tôi lãi trên 100 triệu đồng.

Mọi năm, vào thời điểm này, thương lái tấp nập thu mua nhưng năm nay, dù đã bước vào chính vụ mà hoắc hương vẫn chất đống trong nhà.

Thương lái đến thu mua nhỏ giọt, giá lại giảm hơn một nửa so với năm ngoái”.

Không chỉ gia đình ông Dũng, nhiều hộ dân trồng hoắc hương khác tại xã Thọ Vinh cũng đang trong tình trạng tương tự.

Dù hoắc hương giảm giá hơn một nửa nhưng người trồng vẫn phải ngậm ngùi bán cho thương lái vì thời điểm thu hoạch lứa hoắc hương tiếp theo lại sắp đến mà hàng tích trữ lâu ngày sẽ dễ bị hỏng.

Lý giải về nguyên nhân giá hoắc hương giảm không bằng một nửa so với năm ngoái, ông Trương Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Vinh cho biết: Mấy tháng nay hoắc hương rớt giá, hàng chất đống trong nhà vì không có ai đến thu mua khiến nông dân rất hoang mang, lo lắng.

Có thể do phụ thuộc vào thị trường quốc tế, đặc biệt là nhu cầu của thị trường Trung Quốc nên nếu phía Trung Quốc ngừng thu mua, giá hoắc hương sẽ giảm mạnh.

Vì vậy, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Vinh khuyến cáo người dân không nên trồng hoắc hương ồ ạt để ổn định đầu ra, tránh cung vượt cầu khiến hàng bị thương lái “dìm” giá.

Tuy không trong tình cảnh ế ẩm, hàng chất đống trong nhà không ai mua như ở xã Thọ Vinh, song với người trồng hoắc hương ở vùng chuyên canh dược liệu nổi tiếng Nghĩa Trai (Văn Lâm), đây cũng là đợt xuống giá thấp nhất từ trước đến nay.

Bà Đỗ Thị Lê, Trưởng thôn Nghĩa Trai cho biết, toàn thôn có trên 48 mẫu trồng dược liệu, chủ yếu là các vị thuốc nam có giá trị như hoắc hương, cúc hoa, tía tô, mã đề, hương nhu..., trong đó cây hoắc hương được nhiều hộ gia đình trồng với diện tích khoảng 6 mẫu.

Cây hoắc hương được người dân địa phương trồng chuyên canh trên ruộng cạn, với năng suất trung bình khoảng 5 tạ/sào, cho lợi nhuận bình quân trên 20 triệu đồng.

Là một trong những hộ trồng cây hoắc hương nhiều nhất thôn Nghĩa Trai với diện tích trên 3 sào, trưởng thôn Đỗ Thị Lê cho biết, năm nay hoắc hương khô bị xuống giá chưa từng thấy.

Khoảng tháng giêng năm 2014, giá hoắc hương đạt tới 70.000 đồng -100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, mấy tháng nay, giá hoắc hương giảm xuống còn 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Bà Lê cũng thông tin thêm, không chỉ hoắc hương, giá cúc hoa cũng bị giảm mạnh.

Cúc hoa là cây dược liệu được hơn 90% hộ gia đình ở Nghĩa Trai trồng, với diện tích gần 40 mẫu.

Năm 2014, giá cúc hoa khô đạt khoảng 300.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 170.000 đồng/kg.

Lý giải nguyên nhân giá dược liệu giảm, bà Lê cho rằng do người dân ồ ạt mở rộng diện tích nên cung vượt cầu.

Năm 2013, chỉ có khoảng 70% số hộ ở Nghĩa Trai trồng cúc hoa.

Thấy lợi nhuận lớn, người dân ồ ạt giảm diện tích các loại cây dược liệu khác

Theo bà Lê, đầu ra cho cây dược liệu là vấn đề khiến người nông dân ở Nghĩa Trai lo lắng.

Từ bao đời nay, họ phải tự trồng, rồi tự liên hệ tìm thị trường tiêu thụ cây dược liệu.

Chính vì thế người dân thường bị động với những rủi ro của thị trường thuốc nam, khi đắt thì không có hàng bán, còn khi rẻ thì bị ép giá…


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

27/07/2013
Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

27/07/2013
Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ? Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ?

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

27/07/2013
Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

27/07/2013
Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

27/07/2013