Được hội vẽ đường, hội viên thoát khổ

Thúc đẩy các mô hình sản xuất hiệu quả
Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do Hội ND trực tiếp hoặc phối hợp tổ chức, nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, thúc đẩy xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Từ đó, việc thực hiện mô hình chi hội không còn hội viên nghèo ngày càng rõ nét.
Ông Lê Văn Ngon (ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú) khấm khá nhờ trồng gừng thương phẩm.
Hộ ông Lê Văn Tư ở ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, từng là hộ nghèo.
Từ khi tham gia Hội ND, được hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thả vườn, thấy nhu cầu của bà con ở địa phương rất cần con giống, ông chuyển sang nuôi gà đẻ và ấp bán con giống.
“Hiện gia đình tôi đã nuôi trên 60 con gà mái đẻ và được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân 10 triệu đồng để mua máy ấp trứng.
Mỗi tháng máy ấp được khoảng 500 con giống, tôi cũng có lời trên 3 triệu đồng” – ông Tư cho biết.
Còn lão nông Lê Văn Ngon (ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú) đã được Chi hội ND ấp Mỹ Đức giới thiệu cho vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đi học các lớp tập huấn trồng màu.
Ông Ngon bộc bạch: “Với diện tích ít ỏi có được, tôi tập trung trồng các loại cây màu theo mùa.
Ngoài ra, tôi còn đi mượn thêm đất của những người bỏ hoang để canh tác. Giờ mỗi năm tôi lãi ít nhất 30 triệu đồng”.
Hỗ trợ giảm nghèo bền vững
Ông Đào Vũ Huynh – Phó Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Hương, cho biết: “Chi hội ấp Mỹ Đức xóa trắng hộ nghèo trong hội viên vào năm 2013. Cuối năm 2010 toàn ấp có 130 hội viên, trong đó có 11 hộ nghèo.
Hội ND xã tiến hành thành lập tổ hùn vốn, cho mượn xoay vòng, ưu tiên những hộ nghèo, đến nay tổng vốn hùn là 115 triệu đồng.
Đồng thời, chúng tôi cũng vận động, hỗ trợ họ tham gia các lớp tập huấn để thực hiện các mô hình kinh tế.
Những hộ ham học hỏi và áp dụng tốt đã nhanh chóng thoát nghèo”.
Còn ông Lê Hoàng Tân – Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành, thông tin: “Hiện huyện đã có 2 chi hội xóa trắng hội viên nghèo.
Trong năm 2015, các chi hội đã đăng ký giúp khoảng 150 hội viên thoát nghèo.
Chúng tôi ưu tiên những nguồn vốn hỗ trợ cho hộ nghèo thông qua kênh Hội...”.
Việc vận động hùn vốn tiết kiệm là cách làm hay, tạo điều kiện giúp nhiều ND thoát nghèo. Năm 2014, Hội ND các cấp tỉnh Sóc Trăng đã vận động được gần 2 tỷ đồng, với 684 tổ hùn vốn; nâng tổng số tiền hùn vốn tiết kiệm là gần 12,8 tỷ đồng, giúp cho 3.924 hội viên có vốn sản xuất.
Ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế, Hội ND tỉnh Sóc Trăng, cho hay: “Hội đã đề ra nhiều giải pháp trong chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật, vận động bà con tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, cánh đồng lớn, hỗ trợ vốn bằng nhiều nguồn để bà con có điều kiện thoát nghèo”.
Năm 2014, thông qua phong trào vận động tương trợ của các cấp Hội ND, hội viên, ND tỉnh Sóc Trăng đã giúp 6.260 hộ về kỹ thuật, lương thực, cây, con giống với trị giá hơn 10,2 tỷ đồng, và 3.680 ngày công lao động…
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.