Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được giá nhưng phải thận trọng

Được giá nhưng phải thận trọng
Ngày đăng: 16/09/2015

Người dân Hương Văn thu hoạch cau non để bán.

Trong khi nhiều năm trước, cau đến kỳ thu hoạch không có người mua, rơi rụng đầy vườn; chỉ có số ít bán cho người dân phục vụ cưới, hỏi nên lời lãi chẳng là bao. Cách đây hơn một tháng, bất ngờ nhiều thương lái xuất hiện, lùng sục khắp các vùng trồng cau để mua trái. Điều đáng nói, họ không mua cau già, mà chỉ mua cau non với giá cao chưa từng có.

Giá cau nhích dần từ 7.000 đồng/kg, đến nay lên đến 15 ngàn đồng/kg, cao gấp 4 - 5 lần so với nhiều năm trước. “Đây là cơ hội đối với người dân chúng tôi, bởi lâu lắm rồi cau mới có giá cao như vậy. Nếu không bán, để cau già thì các thương lái không mua, còn tiêu thụ tại địa phương thì không hết; bà Trần Thị Hoa ở phường Hương Văn (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ.

Một điểm tập kết cau của lái buôn tại phường Hương Văn.

Ông Nguyễn Văn Thân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền) nói: “Thời tiết, khí hậu thời gian qua rất thích hợp cho cây cau phát triển tốt, sai quả. Mừng hơn là bất ngờ giá cau lại cao nên cho thu nhập khá. Chừng 50 cây cau của gia đình tôi đạt hơn một tấn quả, cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Các hộ tại địa phương trồng vài chục cây cũng thu được vài triệu đồng”.

Hỏi các lái buôn ở đâu đến mua cau, ông Thân cũng như hầu hết người dân đều cho biết là ở các tỉnh phía Bắc. Trao đổi với chúng tôi, một lái buôn ở Hải Phòng tên Nguyễn Đông cho biết, họ thu mua cau non, bán lại cho các cơ sở chế biến ở các tỉnh phía Bắc về sơ chế xuất sang Trung Quốc.

Tại huyện miền núi Nam Đông, người dân khấp khởi vui mừng trước vụ cau được mùa, giá cao. Toàn huyện có khoảng 120 ha, ước đạt 3.500 tấn cau tươi, cao nhất toàn tỉnh.

Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, khi hay tin có lái buôn vào địa bàn thu mua cau non, ngành nông nghiệp và các địa phương vào cuộc kiểm tra, đánh giá và xét thấy hoàn toàn có lợi nên ủng hộ người dân bán cau non.

Các hộ đều có thu nhập cao từ vài triệu đồng trở lên, những hộ trồng nhiều thu nhập từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng. Việc thu hoạch cau non không ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Tuy nhiên, huyện khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi bán cau cho các thương lái. Hầu hết thương lái đều là người lạ nên khi thu hoạch cau bán phải thu tiền trước nhằm tránh rủi ro.

Tại Nam Đông, một số hộ thu mua gom cau trái của người dân trên địa bàn bán lại cho các thương lái. Bởi vậy, các hộ này càng phải nêu cao cảnh giác, khi nhận đặt hàng thì cần có các điều kiện ràng buộc, hợp đồng giá cả, thậm chí đặt tiền trước để tránh tình trạng ép giá, sản phẩm không bán được.

Trên địa bàn Nam Đông trước đây từng xảy ra tình trạng các hộ dân thu mua hàng trăm tấn cau để sơ chế xuất sang Trung Quốc, sau đó sản phẩm không bán được, lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”. Người dân cũng cần cảnh giác với các thương lái thu mua thân cây, rễ cây. Tình trạng này đã từng xảy ra trên địa bàn nhưng được các ban ngành, chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời.

Tiến sĩ Lê Tiến Dũng (Trường đại học Nông lâm Huế) khẳng định, việc thu hoạch cau non không ảnh hưởng đến chất lượng, hay gây hại vườn cau. Người dân bán cau non với giá cao là điều đáng mừng, nên ủng hộ.

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, các ngành chức năng cần hướng dẫn người dân tăng cường triển khai các biện pháp chăm sóc nhằm đảm bảo cây cau phát triển tốt; tuyên truyền nâng cao nhận thức, không nên vì lợi trước mắt mà bán rễ, thân cây…


Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

24/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nghịch lý thức ăn nhập ngoại

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?

24/07/2015
Chăn nuôi bò mô hình giảm nghèo hiệu quả Chăn nuôi bò mô hình giảm nghèo hiệu quả

Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

24/07/2015
Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.

24/07/2015
Khóm Tắc Cậu hút hàng Khóm Tắc Cậu hút hàng

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

24/07/2015