Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được giá nhưng phải thận trọng

Được giá nhưng phải thận trọng
Ngày đăng: 16/09/2015

Người dân Hương Văn thu hoạch cau non để bán.

Trong khi nhiều năm trước, cau đến kỳ thu hoạch không có người mua, rơi rụng đầy vườn; chỉ có số ít bán cho người dân phục vụ cưới, hỏi nên lời lãi chẳng là bao. Cách đây hơn một tháng, bất ngờ nhiều thương lái xuất hiện, lùng sục khắp các vùng trồng cau để mua trái. Điều đáng nói, họ không mua cau già, mà chỉ mua cau non với giá cao chưa từng có.

Giá cau nhích dần từ 7.000 đồng/kg, đến nay lên đến 15 ngàn đồng/kg, cao gấp 4 - 5 lần so với nhiều năm trước. “Đây là cơ hội đối với người dân chúng tôi, bởi lâu lắm rồi cau mới có giá cao như vậy. Nếu không bán, để cau già thì các thương lái không mua, còn tiêu thụ tại địa phương thì không hết; bà Trần Thị Hoa ở phường Hương Văn (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ.

Một điểm tập kết cau của lái buôn tại phường Hương Văn.

Ông Nguyễn Văn Thân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền) nói: “Thời tiết, khí hậu thời gian qua rất thích hợp cho cây cau phát triển tốt, sai quả. Mừng hơn là bất ngờ giá cau lại cao nên cho thu nhập khá. Chừng 50 cây cau của gia đình tôi đạt hơn một tấn quả, cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Các hộ tại địa phương trồng vài chục cây cũng thu được vài triệu đồng”.

Hỏi các lái buôn ở đâu đến mua cau, ông Thân cũng như hầu hết người dân đều cho biết là ở các tỉnh phía Bắc. Trao đổi với chúng tôi, một lái buôn ở Hải Phòng tên Nguyễn Đông cho biết, họ thu mua cau non, bán lại cho các cơ sở chế biến ở các tỉnh phía Bắc về sơ chế xuất sang Trung Quốc.

Tại huyện miền núi Nam Đông, người dân khấp khởi vui mừng trước vụ cau được mùa, giá cao. Toàn huyện có khoảng 120 ha, ước đạt 3.500 tấn cau tươi, cao nhất toàn tỉnh.

Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, khi hay tin có lái buôn vào địa bàn thu mua cau non, ngành nông nghiệp và các địa phương vào cuộc kiểm tra, đánh giá và xét thấy hoàn toàn có lợi nên ủng hộ người dân bán cau non.

Các hộ đều có thu nhập cao từ vài triệu đồng trở lên, những hộ trồng nhiều thu nhập từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng. Việc thu hoạch cau non không ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Tuy nhiên, huyện khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi bán cau cho các thương lái. Hầu hết thương lái đều là người lạ nên khi thu hoạch cau bán phải thu tiền trước nhằm tránh rủi ro.

Tại Nam Đông, một số hộ thu mua gom cau trái của người dân trên địa bàn bán lại cho các thương lái. Bởi vậy, các hộ này càng phải nêu cao cảnh giác, khi nhận đặt hàng thì cần có các điều kiện ràng buộc, hợp đồng giá cả, thậm chí đặt tiền trước để tránh tình trạng ép giá, sản phẩm không bán được.

Trên địa bàn Nam Đông trước đây từng xảy ra tình trạng các hộ dân thu mua hàng trăm tấn cau để sơ chế xuất sang Trung Quốc, sau đó sản phẩm không bán được, lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”. Người dân cũng cần cảnh giác với các thương lái thu mua thân cây, rễ cây. Tình trạng này đã từng xảy ra trên địa bàn nhưng được các ban ngành, chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời.

Tiến sĩ Lê Tiến Dũng (Trường đại học Nông lâm Huế) khẳng định, việc thu hoạch cau non không ảnh hưởng đến chất lượng, hay gây hại vườn cau. Người dân bán cau non với giá cao là điều đáng mừng, nên ủng hộ.

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, các ngành chức năng cần hướng dẫn người dân tăng cường triển khai các biện pháp chăm sóc nhằm đảm bảo cây cau phát triển tốt; tuyên truyền nâng cao nhận thức, không nên vì lợi trước mắt mà bán rễ, thân cây…


Có thể bạn quan tâm

Hối hả nhổ mì chạy mưa Hối hả nhổ mì chạy mưa

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

20/06/2015
Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.

20/06/2015
Giàu từ trồng nấm Giàu từ trồng nấm

Câu chuyện làm giàu của ông Phùng Văn Vịnh (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, từ những kiến thức trồng nấm cơ bản học được qua lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.

20/06/2015
Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Năm 2015, tỉnh An Giang phấn đấu thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích 71.670 ha, tăng 37.470 ha so với năm 2014 (năm 2014 diện tích tham gia 34.200 ha). Hiện có 14 doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

20/06/2015
Một số mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả Một số mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả

Nhằm giúp bà con có những thông tin cần thiết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên xin giới thiệu một số mô hình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên đất lúa đã được thực hiện thành công tại một số địa phương…

20/06/2015