Được Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Hàng Năm Hay Kết Hợp NTTS Trên Đất Lúa

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Theo đó, người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...);
Không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.
Với đất lúa nước:
Hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu chuyển đổi từ lúa sang cây hàng năm hay kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa phải gửi trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương, đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho UBND cấp xã nơi có đất;
Người sử dụng đất là tổ chức gửi đăng ký chuyển đổi cho UBND cấp xã nơi có đất.
Với đất lúa khác:
Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải báo cáo UBND cấp xã trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương; tổ chức khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải đăng ký với UBND cấp xã.
Có thể bạn quan tâm

Bằng việc có kế hoạch thực hiện trồng cây vụ Đông ngay từ đầu năm để các xã, thị trấn đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đã giúp huyện Bắc Quang bước vào sản xuất vụ Đông một cách thuận lợi. Thời điểm này, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đã phủ màu xanh non của ngô cùng các loại rau vụ Đông, với tổng diện tích là 1.527 ha (đạt 76,4% so với kế hoạch).

Tuy là vùng đồng bằng, nhưng ĐBSCL lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Đây cũng là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, thủy sản của quốc gia.

Đưa ánh mắt nhìn về phía con đường mới, chị Trần Thị Nhiều, ngụ ấp Láng Sen A, khoe: “Cuộc sống bây giờ khác trước lắm rồi. Bởi giờ muốn đi đâu thì tệ lắm cũng đi bằng xe đạp hoặc xe máy, nhiều gia đình có điều kiện hơn họ còn đi taxi. Cuộc sống ở nông thôn giờ đâu khác gì so với ở thành thị”.

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất..