Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều

Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều
Ngày đăng: 21/03/2014

Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.

Tuy điều mới bắt đầu vào vụ khoảng 10 ngày, nhưng vườn điều rộng 11 ha của anh đã thu hoạch được hơn 4 tấn hạt. Những ngày này, trái điều chín cây rụng đầy dưới gốc, hàng chục công nhân tất bật với công việc thu lượm hạt nhưng không xuể.

Anh Dũng cho biết: Để trái tự rụng cho hạt già, khỏi phải dùng khèo nèo rung, hái làm ảnh hưởng đến trái non, bông điều đang lớn. Ước tính thu hoạch cả vụ toàn vườn sẽ đạt khoảng 30 tấn. Trung bình năng suất trên 2,5 tấn/ha. Với giá bán 29 ngàn đồng/kg, anh thu nhập hơn 800 triệu đồng trong vụ điều năm nay.

Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm: Để cây điều đạt năng suất cao thì giai đoạn quan trọng nhất là khi cây ra bông. Trong giai đoạn này, luôn chú trọng khâu phun thuốc ngừa bệnh, bổ sung thêm các loại phân để cung cấp thêm vi lượng cho cây. Nhờ đó, cây sẽ phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao.

Ngoài ra, nông dân còn phải thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn điều. Việc thường xuyên tỉa cành tạo tán không những hạn chế sâu bệnh, dễ thu hoạch mà còn loại bỏ những cành phụ, ít hiệu quả. Từ đó, cây có sức để nuôi những cành chính nhiều trái, vì vậy sẽ nâng cao được năng suất của cây.

Ở Hàm Tân, hàng chục năm qua cây điều vốn là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả, rồi dần là nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến xuất khẩu chủ lực của tỉnh, nên không ít hộ trồng điều và cơ sở chế biến vươn lên khá giả. Nhưng rồi trong mấy năm qua do cây già cỗi, có năm mất giá, nhiều bà con vội chặt bỏ để trồng các loại cây khác.

Tuy nhiên, khó có giống cây trồng chịu hạn nào đứng vững trên vùng đất cát pha bạc màu Hàm Tân bằng cây điều. Trước mô hình chăm sóc của anh Phạm Hùng Dũng cho thấy, từ lúc trồng đến khi thu hoạch phải mất 4 năm, vì vậy, nông dân đừng vội bỏ vườn điều chưa có hiệu quả mà hãy thử đầu tư, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để thâm canh vườn điều để tiếp tục thu lợi ổn định từ cây trồng này.


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết Nuôi Thỏ - Hiệu Quả Kinh Tế Cao Liên Kết Nuôi Thỏ - Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình liên kết nuôi thỏ ngoại (Newzealand) của gia đình anh Hoàng Văn Thanh ở thôn Va, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

30/06/2012
Sáng Chế Máy Trồng Và Thu Hoạch Khoai Mì Sáng Chế Máy Trồng Và Thu Hoạch Khoai Mì

Ông Trần Quốc Hải và Trần Quốc Thanh (ấp 2, xã Suối Dây, H. Tân Châu, Tây Ninh) mày mò học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công máy trồng và thu hoạch khoai mì. Chiếc máy ra đời hỗ trợ đắc lực cho nông dân trồng khoai mì ứng dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, ngoài việc trồng khoai mì, có thể ứng dụng máy vào việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, làm cỏ, vun hàng và thu hoạch khoai mì...

18/06/2012
Thương Lái Trung Quốc Đang Vét Cạn Hải Sản Thương Lái Trung Quốc Đang Vét Cạn Hải Sản

Ông Nguyễn Xuân Quốc - Trưởng phòng Kinh doanh XNK Công ty Cổ phần Đại Thuận (Tashun) cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ xô đến các bến bãi để tranh giành thu gom nguyên liệu. Họ mua tất cả các loại hải sản với đủ mọi kích cỡ, chất lượng khác nhau và với giá cao hơn giá bán cho những người thu gom ở trong nước, sau đó đóng hàng lên xe bảo ôn và đưa về Trung Quốc

29/07/2011
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Và Chăn Nuôi Sinh Học Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Và Chăn Nuôi Sinh Học

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

02/07/2012
Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

19/06/2012