Dùng Vỏ Lạc Cải Tạo Ruộng Và Nguồn Nước Nhiễm Kim Loại Độc

Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Môi trường và Quốc tế cho thấy, đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự sống, tuy nhiên, nếu hàm lượng cao trong cơ thể sống, nó sẽ gây hại. Khi các nhà máy, khu công nghiệp thải các chất trên ra đất, nguồn nước với hàm lượng cao chất này sẽ tạo ra sự nguy hại nghiêm trọng tới cây trồng và hệ sinh thái dưới nước. Các ngành công nghiệp luôn thải ra ngoài môi trường các chất thải độc hại trên bao gồm ngành công nghiệp tẩy rửa và mạ kim loại, các nhà máy sản xuất carton và bột giấy, các khu vực sản xuất bột gỗ, công nghiệp phân bón…
Thông thường, nếu xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn kim loại này phải nhờ tới một quá trình phức tạp và tốn kém: kết tủa muối đồng, trao đổi ion, điện phân và sự hút bám lên các máy lọc carbon hoạt hóa thường được sử dụng để loại bỏ ion đồng ra khỏi nước thải công nghiệp bị nhiễm. Còn đối với các khu đất nông nghiệp bị nhiễm các phóng xạ kim loại thì phải xới đất lên, tháo nước vào sau đó làm sạch bằng quy trình trên.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại trường ĐH Mersin (Thổ Nhĩ Kỳ) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ các chất thải trong nước bằng một số chất thì phát hiện ra, vỏ lạc có khả năng đảm nhận công việc này rất hữu hiệu, kế tiếp là mùn cưa cây thông. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, nước thải càng tiếp xúc với vỏ củ lạc lâu bao nhiêu thì quá trình xử lý càng hiệu quả bấy nhiêu. Vỏ củ lạc có thể loại bỏ 95% ion đồng trong khi mùn của cây thông chỉ loại bỏ được 44%. Quá trình lọc đạt hiệu quả cao nếu nước hơi có tính acid.
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.

Vụ nuôi thủy sản năm 2013, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có 19.650 ha nuôi tôm. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương này chiếm tới 640 ha, tập trung ở hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B.

Đợt dịch tai xanh vừa qua tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có gần 4.400 con heo bị nhiễm vi rút Lelystad, trong đó 1.573 con chết, phải tiêu hủy bắt buộc. Sau khi mầm bệnh được dập tắt, người chăn nuôi muốn mau chóng gầy dựng lại đàn gia súc (tái đàn) nhưng họ đang gặp phải khó khăn vì giá heo giống và heo choai nuôi thịt liên tục tăng lên...

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có một diện tích đất trồng lúa dựa vào nguồn nước trời và thực tế thu hoạch khá bấp bênh. Giống lúa P6 đột biến bén duyên với mảnh đất Quảng Nam bước đầu đem lại tín hiệu khả quan cho người nông dân.

Với giá bán 7.000 - 12.000 đồng/kg, người trồng dưa hấu trong tỉnh Quảng Ngãi vui như… Tết! Chẳng thế mà cạnh những ruộng dưa đang thu hoạch dở, nhiều diện tích vốn là đất của mía đã được nông dân lên hàng, phủ bạt để trồng dưa hấu! Dẫu vẫn biết có thể trắng tay.