Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Thuốc Sát Trùng Không Đúng, Tôm Sẽ Chết

Dùng Thuốc Sát Trùng Không Đúng, Tôm Sẽ Chết
Ngày đăng: 23/02/2014

Trong nuôi tôm nước lợ, việc dùng thuốc sát trùng trong quá trình chuẩn bị cũng như quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm phát triển tốt là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc sát trùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm, thậm chí làm tôm chết gây thiệt hại nặng về kinh tế. Do đó, người nuôi tôm cần lưu ý cách sử dụng các loại thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm thường sử dụng các loại thuốc sát trùng như: BKC, Iodine, KMnO4, Clorine để sát trùng nước ao nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sát trùng phải được tiến hành trước khi thả tôm giống trong 1-2 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nguồn nước.

Trong thời gian này, bà con phải tranh thủ ngay khi dư lượng thuốc sát trùng phân hủy hết (thường trước 24 giờ) cần nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống.

Giai đoạn tôm còn nhỏ từ khi thả tôm giống đến 45 ngày tuổi, nhiều trường hợp tôm giống đã nhiễm vibrio, tôm lột xác nhanh từ 1,5-4 ngày/lần, hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh do virus (đốm trắng, đầu vàng) và vi khuẩn (hoại tử gan tụy).

Mặt khác, đa số thuốc sát trùng còn diệt tảo, động vật phù du khiến tôm bị stress, rong đáy phát triển và thiếu thức ăn cho tôm. Do đó, thời điểm này tôm rất yếu và nhạy cảm với các thuốc sát trùng, nhất là lúc tôm bệnh vì vậy bà con nuôi tôm chỉ sử dụng thuốc sát trùng trong các trường hợp vô cùng cần thiết.

Khi tôm đã lớn từ 45 ngày tuổi đến thu hoạch, giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc sát trùng. Dù vậy người nuôi cũng cần cẩn thận với các thuốc sát trùng như BKC, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Lúc này, thuốc sát trùng nên được sử dụng khi xung quanh có dịch bệnh, môi trường nước ao tôm dơ bẩn hoặc gần thu hoạch.

Cần lưu ý, sau khi sát trùng nước thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Vì thế, người nuôi cần phải cấy vi sinh ngay sau 24 giờ sử dụng để giúp vi khuẩn có lợi Bacillus tạo quần thể ưu thế trước, từ đó làm giảm và giữ mật độ vi khuẩn gây bệnh dưới mức nguy hiểm.

Ở điều kiện bình thường, việc sử dụng vi sinh định kỳ có thể lấn át vi khuẩn gây hại trong nước ao nuôi, còn trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, việc sử dụng thuốc sát trùng là cần thiết vì giúp kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại dưới mức gây bệnh.

Một số tác dụng có hại của thuốc sát trùng

- Chlorin- khi pH cao thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm, nhất là khi pH trên 8; khi ao nhiều chất hữu cơ (do một phần chlorin sẽ oxy hóa chất hữu cơ) phải tăng liều, gây tốn kém; cực độc đối với tôm nên chỉ sử dụng lúc cải tạo ao; khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm thì đáy ao bị trơ đáy làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- BKC- chất sát trùng này dễ kích thích tôm lột xác khi cơ thể chưa sẵn sàng khiến tôm dễ cảm nhiễm bệnh, cắt tảo và ảnh hưởng đến sinh vật phù du.

- Thuốc tím (KMnO4)- không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát; tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

- Formalin - gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.


Có thể bạn quan tâm

“Bức Tử” Thanh Long “Bức Tử” Thanh Long

Giá trái thanh long hiện nay đang ở mức cao “kỷ lục”, chưa năm nào người dân chong đèn thanh long nhiều lần như hiện nay. Hộ chong ít nhất đến thời điểm này là 2 lần, còn nhiều thì lên đến 4 lần trên cùng một diện tích thanh long.

27/02/2014
Ổi Được Mùa, Được Giá Ổi Được Mùa, Được Giá

Theo các nông dân trồng ổi tại Đồng Nai, hiện giá ổi xá lị được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái.

27/02/2014
Anh Lê Thanh Hải Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá Anh Lê Thanh Hải Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

27/02/2014
Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh) Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh)

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

27/02/2014
Hành Ra Hoa… Biến Đổi Khí Hậu Hành Ra Hoa… Biến Đổi Khí Hậu

Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

27/02/2014