Dừng thu thuế xuất khẩu với sắn

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 4/9, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141 thông báo dừng thực hiện Thông tư số 63 (ban hành ngày 6/5 liên quan đến sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn).
Theo đó, kể từ ngày 5/9, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan có liệu quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn áp dụng cho năm 2016 theo đúng trình tự thủ tục quy định.
Bộ này sẽ tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học và tình hình thực tế về sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63 quy định thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn là 5% với hiệu lực thi hành từ ngày 20/6. Tuy nhiên, nhiều địa phương như Gia Lai, Bình Định và các doanh nghiệp xuất khẩu sắn lát tại TPHCM, Gia Lai, Bình Định đã “kêu cứu”.
Vì thế, ngày 29/7, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng đề nghị: Cho phép tạm dừng việc thực hiện Thông tư số 63 nhằm tháo gỡ khó khăn ngay cho doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn đối với vụ mùa năm nay.
Đến ngày 26/8, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 18.850 ha chè, tăng 1,02% so với năm ngoái, trong đó có 17 nghìn ha chè kinh doanh. Năm 2013, năng suất chè đạt khoảng 110,4 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 192 nghìn tấn, tăng 1% so với kế hoạch, tăng 3,8% so với năm 2012.

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.