Dùng Pheromone Diệt Côn Trùng Gây Sùng Khoai Lang

Với khoảng 5.000 ha, Bình Minh và Bình Tân là hai huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm sản xuất trên 200 ngàn tấn các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím nhật, lục ngạn, bí đỏ...
Nhưng người trồng khoai có lúc cũng khốn đốn vì nạn sùng làm thối củ. Sở khoa học và công nghệ Vĩnh Long vừa tổ chức hội thảo báo cáo kết quả bước đầu triển khai đề tài sử dụng pheromon giới tính đối với côn trùng gây sùng (Cylas formicarius Fabricius) ở hai huyện nêu trên, do TS. Lê Văn Vàng, Trường đại học Cần Thơ, làm chủ nhiệm. Kết quả bước đầu cho thấy, việc sử dụng pheromon giới tính có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh sùng trên khoai lang, giúp hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đề tài tiếp tục nghiên cứu triển khai về kỹ thuật đặt bẫy dẫn dụ và quy mô áp dụng trên diện rộng và đồng bộ theo từng mùa vụ
Có thể bạn quan tâm

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.