Dùng Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Mùa 2013

Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao...
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây lúa đạt được năng suất cao, chất lượng gạo tốt Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây lúa:
- Chủng loại phân bón: Dùng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây lúa:
+ Bón lót: Bằng phân ĐYT NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót cho lúa (dạng trộn 3 hạt); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=6%, P2O5 =11%, K2O=2%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=10%, CaO=20%, SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
Hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=5%, P2O5 =10%, K2O=3%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=9%, CaO=15%, SiO2=14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.
+ Bón thúc: Bằng phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa (dạng trộn 3 hạt). Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=16%, P2O5=5%, K2O=17%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=5%, CaO=8%, SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
- Cách bón :
1. Bón lót:
- Đối với lúa cấy: Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn, ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, lưu ý tránh không để chảy mất nước đục sẽ mất phân.
- Đối với lúa gieo sạ: Bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo sạ.
Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên) bón lót thêm 3-5 kg/sào.
2. Bón thúc:
- Đối với lúa cấy: Bón sau cấy 7- 10 ngày.
- Đối với lúa gieo sạ: Bón khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.
Chỉ ở những chân ruộng mỏng mầu, rão nước, cát pha thì mới phải bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng, dùng 4kg - 5kg NPK 16.5.17 để thúc vào buổi chiều tạnh nắng, tuyệt đối không để phân dính trên lá.
Lưu ý: Sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng. Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa theo đúng chỉ dẫn không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, là chìa khoá để đạt được hiệu quả thâm canh cao.
Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên lựa chọn ba loại gạo đặc sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương, hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia.

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10 - 40%. Không những vậy, phương pháp này đã tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20 - 40%

Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Ngày 22/5/2015, tại Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phối hợp với Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, định hướng năm 2030”

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.