Dùng Phân Bón Văn Điển Sản Xuất Rau An Toàn

Dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng trên ruộng rau, sự khác biệt là cây mọc chậm nhưng xanh bền, củ cải mập, nhẵn bóng và ăn ngon hơn.
Hỗ trợ sản xuất sạch
Theo quy hoạch năm 2013, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 71.728ha diện tích sản xuất rau an toàn. Các tỉnh ở vùng ĐBSH có diện tích lớn về sản xuất rau an toàn là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.
Tổng diện tích canh tác rau của Hà Nội 12.041ha, tương đương 29.000ha gieo trồng/năm, năng suất rau trung bình đạt 19 – 20 tấn/ha, sản lượng rau ước đạt 570 nghìn tấn/năm. Năm 2014 theo kế hoạch sẽ chỉ đạo, giám sát phát triển thêm 500ha rau an toàn, đưa diện tích sản xuất rau an toàn lên 5.000ha.
Để sản xuất đạt được tiêu chuẩn rau an toàn phải đảm bảo quy trình rất nghiêm ngặt. Đất trồng, nước tưới, hàm lượng các chất độc hại dưới ngưỡng cho phép, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong đó có việc tuân thủ chỉ sử dụng những loại phân bón được phép sử dụng cho rau và sử dụng đúng kỹ thuật là một việc cần thiết.
HTX Văn Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là điển hình sản xuất rau an toàn, nguyên nhân thành công ngoài sự nỗ lực của xã còn có sự liên kết với Công ty Hương Cảnh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Diện tích sản xuất rau chuyên canh 250ha, 1 năm quay vòng 2,5 lần với các loại rau chính là su hào, bắp cải, súp lơ, cải thảo và cải ngọt.
Ông Trử Đức Nhị - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Phân bón cho rau chủ yếu là tro (mua từ tỉnh Thái Bình), phân NPK Đầu Trâu. Phân NPK Văn Điển còn ít sử dụng nhưng thấy có hiệu quả: Bón cho bắp cải lá xanh sáng, lá dày, bắp cuốn chặt hơn, bón cho su hào củ chóng lớn, da bóng đẹp và đỡ bị nứt củ”.
Các loại rau trồng cạn đất thích hợp là loại đất cát pha, thịt nhẹ và hầu hết đều ưa đất mang tính kiềm. Các vùng trồng rau chuyên canh qua nhiều năm do tập quán sử dụng thuốc sâu và phân hoá học làm tăng độ chai cứng, độ chua tăng lên và dư lượng chất độc hại tồn dư trong đất ngày càng tăng.
Do vậy nên hạn chế bón phân đơn, tăng cường bón phân đa yếu tố NPK đặc biệt là phân NPK được sản xuất từ lân nung chảy (là loại phân đa chất, ngoài chất lân còn chứa rất nhiếu các chất trung và vi lượng, cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất), một trong những sản phẩm có thương hiệu hàng đầu là phân đa yếu tố NPK của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.
Hiệu quả kinh tế cao
Loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển nên dùng bón cho rau an toàn là phân NPK 10.10.5 (N=10%; P2O5=10%; K2O=5%; S=3%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%) và phân NPK 5.10.3 dạng viên (N = 5%, P = 10%, K = 3%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, CaO = 16%, S = 1% và các chất vi lượng Zn, Fe, B, Cu...
Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%) có tác dụng cung cấp đầy đủ, đồng thời các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng còn có tác dụng để trung hoà và khử các chất độc hại nên phân Văn Điển còn có tác dụng bồi bổ, tăng độ màu mỡ, tơi xốp và cân bằng dinh dưỡng cho đất, điều chỉnh dần pH đất về ngưỡng thích hợp với sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Phân bón Văn Điển rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Bà Hoàng Thị Tuyết - Phó phòng Kinh tế, huyện Phúc Thọ cho rằng: “Vùng sản xuất rau an toàn do không có phân chuồng nên chủ yếu sử dụng phân vi sinh và phân NPK trong đó có phân NPK Văn Điển. Nhất là những vùng trũng, đất chua sử dụng phân lân Văn Điển bón cho lúa cho rau đều tốt”.
Ông Hoàng Văn Tùng- Chủ nhiệm HTX Thanh Đa, Phúc Thọ cho biết: “Diện tích trồng rau chuyên canh của HTX: 50ha, 1 năm trồng 3 vụ gồm: Su hào, bắp cải, súp lơ, cải củ,… trong đó diện tích rau an toàn 30ha trong đó có 10.8ha rau Viet GAP. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng chưa nhiều nhưng quan sát trên ruộng rau thấy khác biệt là cây mọc chậm nhưng xanh bền, củ cải mập, củ nhẵn bóng và ăn ngon hơn. Các loại rau như bắp cải, súp lơ đều hạn chế bệnh thối nhũn”.
Hải Dương cũng rất quan tâm tới sản xuất rau an toàn. Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn từ 2010 – 2915 diện tích: 5.000ha. Xây dựng mô hình sản xuất Viet GAP. Huyện Kinh Môn vụ xuân 2014 trồng 500ha rau chủ yếu là mủa, dưa chuột.
Trong đó, HTX Lê Ninh, huyện Kinh Môn trồng rau chuyên canh với diện tích lớn, hiệu quả, riêng vụ đông trồng 370ha hành. Ông Nguyễn Văn Thành -Chủ nhiệm HTX cho biết: “Phân bón cho rau sử dụng nhiều loại, mới có ít diện tích bón NPK Văn Điển nhưng thấy tốt, cụ thể là bón cho dưa chuột lá dày, xanh bền, quả dài, xanh đẹp, kéo dài thời gian thu hoạch và quả dễ bảo quản.
Đất trồng dưa chuột, dưa lê là đất thịt, đất chua phải bón vôi nhiều, được biết phân NPK Văn Điển có tỷ lệ vôi cao gần 20%, lại có nhiều chất trung lượng và vi lượng như manhê, lưu huỳnh, silic, đồng, molepden,… nên vừa có tác dụng khử chua, làm cho cây khoẻ nên rất phù hợp với đất và cây trồng ở đây”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn thành phố đạt 737,9 tấn, tăng 5,6% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng cá đạt 454,3 tấn, tăng 7,1% cùng kỳ; tôm 75,6 tấn; các loại thuỷ sản khác 208 tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ.

Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.

Tại Công trường Trưng Nữ Vương, TP Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang tổ chức Lễ Thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Hậu trên địa bàn thành phố.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây ở Phú Yên, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức cao, các hộ nuôi rất phấn khởi, nhiều hộ đang tăng đàn.

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.